Phục hình trên implant có thể được lưu giữ bằng vít hoặc cement (Hình 8.1). Mỗi thiết kế đều có ưu và nhược điểm riêng. Phục hình bắt vít có thể tháo ra được. Do đó, có thể dễ dàng siết chặt lại abutment nếu bị lỏng. Chúng không phụ thuộc cement gắn, do đó, không gặp vấn đề về việc loại bỏ cement thừa. Tuy nhiên, phục hình bắt vít thường đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao hơn cũng như có một số phụ kiện đi kèm nên thường đắt hơn so với phục hình gắn bằng cement.
Phục hình lưu giữ bằng cement không có lỗ bắt vít; do đó thẩm mỹ hơn và giải phẫu mặt nhai cũng tối ưu hơn (Hình 8.2). Phục hình gắn bằng cement thường dễ chế tác hơn, đặc biệt là nếu sử dụng abutment có sẵn. Với phục hình nhiều đơn vị gắn bằng cement, tính khít sát thụ động trở thành một lợi thế. Sự hiện diện của khoảng trống cho lớp cement (có thể kiểm soát được khoảng trống này), giúp đảm bảo tính khít sát thụ động của phục hình, điều này rất quan trọng để tránh các lực không mong muốn tác động lên implant khi vặn chặt abutment. Tuy nhiên, nếu không loại bỏ hoàn toàn xi măng thừa, hoàn toàn có thể xảy ra phản ứng không tốt đối với mô mềm quanh implant.
Khả năng kết dính của cement phụ thuộc vào một số yếu tố, quan trọng nhất là diện tích bề mặt tiếp xúc với cement. Diện tích bề mặt của abutment càng lớn thì khả năng liên kết giữa abutment và phục hình càng lớn.
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây