Sau giai đoạn phẫu thuật và thực hiện phục hình trên implant, các lực tác động lên implant và mô xung quanh implant khi thực hiện chức năng sẽ trở thành yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Các biến chứng (phục hình và / hoặc xương nâng đỡ) có thể phát sinh do các vấn đề liên quan đến khớp cắn. Quan trọng là cần đạt được là một sơ đồ khớp cắn tốt để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và cho phép phục hình thực hiện chức năng hài hòa với hệ thống nhai.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA RĂNG THẬT VÀ IMPLANT
Sự hiện diện của màng nha chu quanh răng thật làm giảm đáng kể mức độ các lực căng truyền đến xương, đặc biệt là ở vùng mào xương, và hoạt động đàn hồi như một “bộ giảm sốc”, dẫn đến lực tiêu hao một phần trước khi truyền đến xương. So với răng, giao diện xương trực tiếp với implant không có khả năng đàn hồi, do đó lực truyền qua khớp cắn không bị tiêu hao một phần. Đúng hơn là truyền một cường độ cao hơn đến giao diện xương-implant.
Răng có khả năng dịch chuyển khi có chấn thương khớp cắn. Sau khi yếu tố gây chấn thương khớp cắn được loại bỏ, răng có thể trở lại vị trí ban đầu tương ứng với với mức độ di chuyển. Khả năng dịch chuyển của implant cũng có thể diễn ra khi chấn thương khớp cắn. Tuy nhiên, sau khi yếu tố gây chấn thương khớp cắn được loại bỏ, implant hiếm khi trở lại tình trạng cứng chắc ban đầu. Thay vào đó, độ ổn định của implant bị ảnh hưởng, và gây ra thất bại.
Chiều rộng (ngoài trong/gần xa) của hầu hết mọi răng tự nhiên đều lớn hơn đường kính của implant tương ứng được sử dụng để thay thế răng đó, do vậy độ lớn của lực khi truyền đến xương xung quanh sẽ nhỏ hơn.
Implant kém hiệu quả hơn trong việc chịu các lực uốn (ngoài-trong), đây là những lực có thể tập trung ở mào đỉnh sống hàm. Trong các điều kiện tải lực cơ học tương tự nhau, implant tạo ra các xung lực lên xương xung quanh cao hơn so với răng thật.
Răng có thể có các biểu hiện lâm sàng của việc tải lực quá mức như mòn men răng, các đường khuyết cổ răng, hay diện khuyết trên múi răng…Trong khi đó, mão răng trên implant hiếm khi có các biểu hiện lâm sàng ngoài việc gãy bể do lực nhai.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA RĂNG THẬT VÀ IMPLANT
Sự hiện diện của màng nha chu quanh răng thật làm giảm đáng kể mức độ các lực căng truyền đến xương, đặc biệt là ở vùng mào xương, và hoạt động đàn hồi như một “bộ giảm sốc”, dẫn đến lực tiêu hao một phần trước khi truyền đến xương. So với răng, giao diện xương trực tiếp với implant không có khả năng đàn hồi, do đó lực truyền qua khớp cắn không bị tiêu hao một phần. Đúng hơn là truyền một cường độ cao hơn đến giao diện xương-implant.
Răng có khả năng dịch chuyển khi có chấn thương khớp cắn. Sau khi yếu tố gây chấn thương khớp cắn được loại bỏ, răng có thể trở lại vị trí ban đầu tương ứng với với mức độ di chuyển. Khả năng dịch chuyển của implant cũng có thể diễn ra khi chấn thương khớp cắn. Tuy nhiên, sau khi yếu tố gây chấn thương khớp cắn được loại bỏ, implant hiếm khi trở lại tình trạng cứng chắc ban đầu. Thay vào đó, độ ổn định của implant bị ảnh hưởng, và gây ra thất bại.
Chiều rộng (ngoài trong/gần xa) của hầu hết mọi răng tự nhiên đều lớn hơn đường kính của implant tương ứng được sử dụng để thay thế răng đó, do vậy độ lớn của lực khi truyền đến xương xung quanh sẽ nhỏ hơn.
Implant kém hiệu quả hơn trong việc chịu các lực uốn (ngoài-trong), đây là những lực có thể tập trung ở mào đỉnh sống hàm. Trong các điều kiện tải lực cơ học tương tự nhau, implant tạo ra các xung lực lên xương xung quanh cao hơn so với răng thật.
Răng có thể có các biểu hiện lâm sàng của việc tải lực quá mức như mòn men răng, các đường khuyết cổ răng, hay diện khuyết trên múi răng…Trong khi đó, mão răng trên implant hiếm khi có các biểu hiện lâm sàng ngoài việc gãy bể do lực nhai.
Răng tự nhiên, với mô đun đàn hồi tương tự như xương, hệ thống dây chằng nha chu…tạo thành một hệ thống tối ưu hóa gần như hoàn hảo để xử lý lực, trong khi implant hấp thu lực rất kém.
Khớp cắn trên răng tự nhiên và implant
Tình trạng khớp cắn của bệnh nhân cần được đánh giá trước lên kế hoạch cấy ghép và phục hình trên implant, các thói quen cận chức năng cần được giải quyết để đưa về trạng thái khớp cắn lý tưởng nhất có thể. Không giống như răng, implant không trồi, xoay hoặc dịch chuyển dưới lực nhai. Do đó, bác sĩ phục hình có thể thay đổi cường độ của lực tác động lên implant mà không làm cho implant thay đổi vị trí của nó trong xương. Ngược lại, răng tự nhiên thường hay di gần và có những thay đổi nhỏ về vị trí khớp cắn theo thời gian.
Hướng implant và hướng của lực lên implant
Implant được thiết kế để chịu các lực truyền theo trục dài của implant. Do vậy, góc của lực tác động so với trục dài của implant càng lớn thì khả năng sinh ra các lực nén, lực xé, lực kéo càng cao. Các lực này càng cao thì khả năng gây ra tiêu xương quanh implant càng lớn.
Cơ học xương và khớp cắn
Một cách lý tưởng, hướng của lực nhai phải theo hướng trục implant, không tạo góc hoặc theo hướng của abutment. Abutment góc chỉ nên được sử dụng để cải thiện hướng gắn phục hình hoặc cải thiện kết quả thẩm mỹ sau cùng.
Các lực lệch trục sẽ sinh ra các lực căng, lực kéo, lực xé lên mào xương quanh implant, từ đó gây nguy cơ tiêu xương quanh implant. Ngược lại, khả năng chịu lực của xương quanh implant cao nhất khi lực truyền thẳng theo trục dọc của implant
Việc đánh giá và điều chỉnh khớp cắn trên những bệnh nhân điều trị implant quan trọng hơn so với bệnh nhân thông thường bởi vì các điểm tiếp xúc sớm có thể dẫn kết quả không tốt cho implant.
Khớp cắn trên răng tự nhiên và implant
Tình trạng khớp cắn của bệnh nhân cần được đánh giá trước lên kế hoạch cấy ghép và phục hình trên implant, các thói quen cận chức năng cần được giải quyết để đưa về trạng thái khớp cắn lý tưởng nhất có thể. Không giống như răng, implant không trồi, xoay hoặc dịch chuyển dưới lực nhai. Do đó, bác sĩ phục hình có thể thay đổi cường độ của lực tác động lên implant mà không làm cho implant thay đổi vị trí của nó trong xương. Ngược lại, răng tự nhiên thường hay di gần và có những thay đổi nhỏ về vị trí khớp cắn theo thời gian.
Hướng implant và hướng của lực lên implant
Implant được thiết kế để chịu các lực truyền theo trục dài của implant. Do vậy, góc của lực tác động so với trục dài của implant càng lớn thì khả năng sinh ra các lực nén, lực xé, lực kéo càng cao. Các lực này càng cao thì khả năng gây ra tiêu xương quanh implant càng lớn.
Cơ học xương và khớp cắn
Một cách lý tưởng, hướng của lực nhai phải theo hướng trục implant, không tạo góc hoặc theo hướng của abutment. Abutment góc chỉ nên được sử dụng để cải thiện hướng gắn phục hình hoặc cải thiện kết quả thẩm mỹ sau cùng.
Các lực lệch trục sẽ sinh ra các lực căng, lực kéo, lực xé lên mào xương quanh implant, từ đó gây nguy cơ tiêu xương quanh implant. Ngược lại, khả năng chịu lực của xương quanh implant cao nhất khi lực truyền thẳng theo trục dọc của implant
Việc đánh giá và điều chỉnh khớp cắn trên những bệnh nhân điều trị implant quan trọng hơn so với bệnh nhân thông thường bởi vì các điểm tiếp xúc sớm có thể dẫn kết quả không tốt cho implant.
Khớp cắn bảo vệ implant
Độ rộng bản nhai
Bản nhai càng rộng thì càng có nhiều điểm chạm khớp lệch trục trong quá trình nhai hoặc thực hiện cận chức năng. Vì vậy, trong khớp cắn được bảo vệ implant, chiều rộng của bàn nhai phục hình liên quan trực tiếp đến đường kính của thân implant.
Trong quá trình nhai, lượng lực dùng để nhai thức ăn cũng liên quan đến chiều rộng bàn nhai. Bản nhai càng rộng thì lực sinh ra do hệ thống sinh học để nhai thức ăn càng lớn. Bản nhai hẹp kết hợp với việc giảm bớt độ cong mặt ngoài (ở các răng sau hàm dưới) cho phép vệ sinh răng miệng dễ dàng, cũng như hạn chế sinh ra các lực lệch trục giúp giảm nguy cơ gãy vỡ sứ. Do đó, ở các vùng ít liên quan đến thẩm mỹ, nên giảm độ rộng của bản nhai so với răng tự nhiên.
Chu vi mão răng
Bất cứ khi nào có thể, nên mài các phần của mão không được nâng đỡ bởi trụ implant (các phần vói) để hạn chế lực nhai lên các phần này. (Figs 14.1 - 14.5).
Chu vi mão răng
Bất cứ khi nào có thể, nên mài các phần của mão không được nâng đỡ bởi trụ implant (các phần vói) để hạn chế lực nhai lên các phần này. (Figs 14.1 - 14.5).
KẾT LUẬN
Khớp cắn trong phục hình cố định toàn hàm nâng đỡ trên implant
- Lực nên phân tán rộng, tránh tập trung tại một vị trí
- Nên tránh hướng dẫn răng nanh (trường hợp implant tại vị trí răng nanh)
- Với BN trẻ tuổi, lực nhai mạnh, nên tối ưu số lượng và vị trí implant, cho BN mang máng bảo vệ ban đêm.
Khớp cắn trong hàm phủ nâng đỡ trên implant
- Cần tạo khớp căn thăng bằng
- Tránh hướng dẫn răng nanh.
Khớp cắn trường hợp phục hình đơn lẻ trên implant
- Lực nên phân tán rộng, tránh tập trung tại một vị trí
- Nên tránh hướng dẫn răng nanh (trường hợp implant tại vị trí răng nanh)
- Với BN trẻ tuổi, lực nhai mạnh, nên tối ưu số lượng và vị trí implant, cho BN mang máng bảo vệ ban đêm.
Khớp cắn trong hàm phủ nâng đỡ trên implant
- Cần tạo khớp căn thăng bằng
- Tránh hướng dẫn răng nanh.
Khớp cắn trường hợp phục hình đơn lẻ trên implant
Với implant vùng răng trước, nên có các tiếp xúc khớp cắn nhẹ ở vị trí lồng múi tối đa, cần đảm bảo trơn tru khi vận động ra trước, tương tự như trên các răng trước còn lại
Bất cứ khi nào có thể, nên thiết kế sơ đồ khớp cắn bảo vệ lẫn nhau. Đó là sơ đồ trong đó có các tiếp xúc khớp cắn ổn định ở vùng răng sau tại vị trí lồng múi tối đa, và nếu có thể thì phục hình trên implant hạn chế tham gia các vận động sang bên. Hướng dẫn răng nanh, nếu có trên răng tự nhiên, nên được cung cấp trên phục hình cố định cấy ghép s (Figs 14.6A and B)
Bất cứ khi nào có thể, nên thiết kế sơ đồ khớp cắn bảo vệ lẫn nhau. Đó là sơ đồ trong đó có các tiếp xúc khớp cắn ổn định ở vùng răng sau tại vị trí lồng múi tối đa, và nếu có thể thì phục hình trên implant hạn chế tham gia các vận động sang bên. Hướng dẫn răng nanh, nếu có trên răng tự nhiên, nên được cung cấp trên phục hình cố định cấy ghép s (Figs 14.6A and B)
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Tags
Implant