Ghép xương sau nhổ răng: tại sao, khi nào và như thế nào ?

NHỔ RĂNG KHÁ PHỔ BIẾN Ở Hoa Kỳ, với tỷ lệ khoảng 50% người trưởng thành trong độ tuổi từ 20–64 đã nhổ ít nhất một răng. Sự lành thương xương thông thường sau khi nhổ răng sẽ có hiện tượng tiêu xương, thường để lại cả khiếm khuyết mô cứng và mô mềm nếu như không thực hiện bảo tồn và/hoặc ghép mô. Mất cấu trúc xương, mô mềm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và thẩm mỹ của quá trình điều trị phục hồi về sau.

TẠI SAO GHÉP XƯƠNG?

Mặc dù không thể biết chính xác bao nhiêu, nhưng xương ổ sẽ tiêu một lượng lớn theo chiều ngang sau khi nhổ răng và ảnh hưởng đến xương mặt ngoài của sống hàm. Trên thực tế, 50% kích thước xương ổ răng có thể bị tiêu sau khi nhổ răng, với những kích thước được báo cáo là lên đến 6–7 mm (hình 1). Hai phần ba lượng xương mất đi này có thể xảy ra trong vòng ba tháng đầu sau khi nhổ răng.

Figure 1: Sau khi nhổ răng 1 năm, sống hàm tiêu xương trầm trọng, cần ghép xương nếu điều trị cấy ghép implant.

Tiêu xương theo chiều dọc cũng có thể xảy ra và thường diễn ra dọc theo mặt ngoài của sống hàm ở mức độ thấp hơn so với theo chiều ngang. Giảm tương ứng. Sự tiêu xương theo chiều dọc có thể vào khoảng 2-4mm. Sự kết hợp của tiêu xương theo chiều ngang và dọc làm cho sống hàm teo hướng về phía (khẩu cái/ phía lưỡi) và bị teo cả theo chiều dọc (hình 2). Những thay đổi xương ổ răng này thường ảnh hưởng đến việc đặt implant do thể tích xương còn lại mỏng (hình 3-6).


Figure 2: Mất kích thước cả mô cứng và mô mềm theo cả chiều ngang và chiều dọc


Figure 3: Absce ở chóp implant R22 đặt cách đây 2 năm (sau khi nhổ răng và không ghép xương). Đặt implant sau 6 tháng nhổ răng.

Việc giảm số lượng và chất lượng xương cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả chức năng và thẩm mỹ của cả implant và phục hình cầu răng cố định (hình 7 và 8)

KHI NÀO GHÉP XƯƠNG?

Do sự tiêu xương ổ sau khi nhổ răng, nên việc ghép xương vào ổ răng sau khi nhổ răng đã trở thành một giải pháp được áp dụng khá rộng rãi để hạn chế mất mô cứng và mô mềm sau nhổ răng.


Figure 4: Sau khi lật vạt có thể thấy thủng ở thành ngoài do thiều thể tích xương

Có nhiều tài liệu tổng quan hệ thống so sánh kích thước sống còn lại sau khi nhổ răng (khi có ghép xương (có hoặc không có màng)) so với nhổ răng đơn thuần mà không ghép xương. Các ổ răng được bảo tồn bằng xương ghép tiêu ít hơn 2 mm theo chiều ngang, ít hơn 1 mm theo chiều dọc và có thể tích xương nhiều hơn 20% khi so sánh với các ổ răng không được ghép. Các vị trí hàm trên bị tiêu nhiều hơn các vị trí hàm dưới, và hầu hết sự tiêu xương xảy ra trên mặt ngoài sống hàm.


Figure 5: Tiếp theo hình 4, ghép xương mặt ngoài implant (Geistlich Bio-Oss Collagen).
 
 
Figure 6: Lành thương sau khi ghép xương
 


Figure 7: Cần có sứ giả (màu hồng) trên đáy nhịp phục hình để che đi sự mất mô cứng và mô mềm
 
 
Figure 8: Mất mô mềm và mô cứng trên đáy nhịp cầu răng sau khi nhổ mà không ghép, dẫn đến phục hình mất thẩm mỹ
 

Figure 9: Tình trạng mất xương và mô mềm nghiêm trọng sau khi nhổ răng mà không ghép sẽ khiến nhịp cầu dài và thiếu thẩm mỹ.
 
Figure 10: Tiêu mô cứng và mô mềm dưới cầu răng cố định sau nhổ răng không ghép. 

Chỉ định ghép xương sau nhổ răng bao gồm:

- để tăng mô cứng và mô mềm cho các vị trí nhịp cầu trong phục hình cầu răng cố định ( hình 9–14);
- tạo dạng lại các khiếm khuyết liên quan cả các răng kế sau khi nhổ răng do bệnh lý nha chu ( hình 15–17);
- chỉnh sửa các khiếm khuyết xương ảnh hưởng đến các cấu trúc giải phẫu sau khi nhổ răng ( hình 18); và
- bảo tồn sống hàm để điều trị cấy ghép implant.
 
Figure 11: Mất xương nghiêm trọng chiều ngang lẫn chiều dọc



Figure 12: Ghép xương (Geistlich Bio-Oss Collagen) và màng (Geistlich Bio-Gide)


Figure 13: PHCĐ cầu răng sau cùng


Figure 14: Khi BN cười


  
Figure 15: Khiếm khuyết xương nghiêm trọng sau nhổ răng ảnh hưởng đến răng kế cận
 


Figure 16: Ghép xương Geistlich Bio-Oss Collagen và che màng collagen
 
 

Figure 17: Lành thương sau 12 tháng
 
 

Figure 18: Hình ảnh răng bị nhiễm trùng nặng cần ghép xương sau khi nhổ để giữ nguyên hình dạng xoang hàm, tránh xoang gàm bị thòng xuống
 
QUYẾT ĐỊNH

Với những chỉ định như trên, có phải mọi ổ răng đã nhổ đều cần được ghép? Câu trả lời là không. Quyết định tốt nhất dựa trên tài liệu “Đơn giản hóa phân loại ổ răng và kỹ thuật sửa chữa” (“A Simplified Socket Classification and Repair Technique”) của Elian và cs

Phân loại khi răng chưa nhổ

https://drive.google.com/file/d/1rLFDJd0Lbx7w96Gp8AnhH7Rw5ATArfM8/view?usp=share_link

Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Previous Post Next Post