Chốt nội nha có thật sự cần thiết ?

Ask Dr. Christensen
Q:
Tôi đã thực hiện phục hồi mão răng trên nhiều răng được điều trị nội nha, đó là những trường hợp có và không có sử dụng chốt. Một vài trong số đó đã bị gãy và một số khác thì không gặp vấn đề gì. Tôi không chắc chắn về việc có nên sử dụng chốt cho các răng được điều trị nội nha hay không. Một số tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng chốt, trong khi một số khác nói rằng chốt không cần thiết. Ý kiến của ông như thế nào ? Tôi có nên sử dụng chốt hay không ?
A:
Câu hỏi của bạn không thể trả lời bằng một từ đơn giản được. Các tài liệu nghiên cứu vẫn còn nhầm lẫn bởi nhiều câu trả lời khác nhau, từ “Có, sử dụng chốt” cho đến việc nói rằng chốt không làm tăng độ chịu lực của răng nên chúng ta không nên sử dụng chúng
Như bạn đã biết, tôi là một bác sĩ phục hình với nhiều thập kỷ hành nghề. Tôi đã thực hiện hàng nghìn mão răng, khoảng 10% trong số đó là mão trên răng đã được điều trị nội nha. Tôi cũng có câu hỏi tương tự như bạn và các nhân viên khoa học của chúng tôi tại Clinicians Report Foundation đã kiểm tra sự khác biệt về độ chịu lực của răng có và không có chốt.
Câu trả lời của tôi sẽ dựa trên cả bằng chứng khoa học và kinh nghiệm lâm sàng của tôi
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN SỬ DỤNG CHỐT ?
Câu hỏi này thường được trả lời bằng một câu đơn giản mà tôi sẽ không chấp nhận. Một số bác sĩ nói rằng lý do duy nhất của chốt là để kết nối phần cùi được tái tạo (của những răng bị gãy) với phần cấu trúc chân răng còn lại.
Figure 1: Răng cối lớn thứ nhất gần như không thể giữ được. Tuy nhiên, việc đặt hai chốt sợi và tái tạo cùi đã giúp giữ răng và thực hiện mão. Điều này tốt hơn nhiều so với việc nhổ và cấy ghép implant.

Do có nhiều tranh cãi và nhầm lẫn về việc liệu chốt có làm tăng độ bền chắc của răng đã được điều trị nội nha hay không, tổ chức nghiên cứu của chúng tôi đã thử nghiệm chủ đề đó. Kết quả được công bố trên tạp chí Clinicians Report (CR) số tháng 5 năm 2004. Nghiên cứu cho thấy rằng các chốt được đặt đúng cách thuộc bất kỳ loại nào có sẵn vào thời điểm đó đều sẽ làm tăng độ bền chắc của răng đã được điều trị nội nha. Do đó, hãy gạt việc tranh cãi sang một bên. Chốt làm chắc răng mặc dù một số báo cáo trái ngược trong tài liệu (hình 1 và 2).
Figure 2: RCL thứ nhất ở hình 1 sau khi gắn mão IPS e.max. Nó sẽ thực hiện được chức năng trong nhiều năm, vì IPS e.max có thành tích được ghi nhận là có tỷ lệ hỏng dưới 1% (các mão lẻ) trong 11 năm nó được sử dụng trên toàn thế giới.
KHI NÀO CHÚNG TA NÊN SỬ DỤNG CHỐT ?
Chốt nên được sử dụng ở một số, nhưng không phải tất cả, răng đã được điều trị nội nha. Các tình huống mà nên sử dụng chốt để giúp tăng thêm độ chịu lực đáng kể bao gồm:
Các BN nghiến răng. Hơn 30% bệnh nhân trưởng thành có thói quen nghiến răng, với lực tác dụng lên răng nhiều hơn gấp 4 lần so với người không nghiến.
• Răng nanh hàm trên. Răng nanh hàm trên chịu toàn bộ tải trọng khớp cắn trong các vận động sang bên. Khoảng 75% dân số trưởng thành có cái gọi là tăng răng nanh (canine rise). Trong những trường hợp này, răng nanh chịu toàn bộ lực sang bên bên trong quá trình ăn nhai. Những chiếc răng nanh này cần có độ bền tối ưu, hoặc chúng nên được giảm chiều cao để cho phép thực hiện chức năng nhóm (cùng với các răng sau còn lại) khi vận động sang bên.
Răng không có răng kế bên. Các răng này chịu lực lớn, đặc biệt trong các trường hợp là vị trí tựa của móc hàm giả.
Răng trụ của phục hình cố định cầu răng. Chúng phải chịu lực nhiều hơn so với răng “bình thường”..
Các tình huống khác. Các trường hợp chịu lực nhiều hơn so với bình thường.
ĐÂU LÀ LOẠI CHỐT TỐT NHẤT ?
Cho đến những năm gần đây, chốt kim loại cá nhân (cùi giả) vẫn là sản phẩm phổ biến, được sử dụng kể từ thời kỳ đầu của nha khoa hiện đại. Loại chốt này tốn nhiều thời gian, cần ít nhất hai lần hẹn, các phục hình tạm khó lưu giữ. Chốt kim loại cứng và đôi khi có một lực mạnh quá mức tác động lên răng sẽ thường gây ra gãy dọc và cần phải nhổ răng.
Chốt kim loại và zirconia đúc sẵn bắt đầu được sử dụng cách đây hơn 40 năm. Chốt kim loại thường là thép không gỉ, hợp kim titan hoặc titan nguyên chất. Một số chốt kim loại rất cứng. Một số khác khá dễ uốn, cho phép chốt uốn cong và răng di chuyển theo hướng của lực tác dụng. Một số bệnh nhân nhạy cảm với niken trong chốt thép không gỉ, gây kích ứng nướu. Chốt zirconia cứng với khả năng gây nứt răng do chấn thương.
Ngày nay, chốt sợi thủy tinh được sử dụng nhiều nhất. Một số chốt kim loại đúc sẵn vẫn được sử dụng, nhưng các chốt hợp kim vàng đúc hiếm khi được sử dụng.
Đâu là đặc tính ưu việt của chốt sợi thủy tinh? Chúng có độ linh hoạt, giúp răng ít bị nứt hơn khi răng chịu một lực tác động mạnh. Nghiên cứu cho thấy các chốt này có độ chịu lực kém hơn một chút so với các chốt kim loại, nhưng điều đó là tốt trong trường hợp này. Nếu răng bị va đập, phần thân răng thường bong ra thay vì răng bị nứt theo chiều dọc. Chốt sợi rất đơn giản khi gắn và chỉ cần vài phút khi sử dụng một quy trình lâm sàng bài bản. Khi được đặt đúng cách, các chốt loại này dường như mang lại các đặc điểm gần như tối ưu sau nhiều năm sử dụng.
Figure 3: Sử dụng chốt sợi thủy tinh trong 2 ống tủy, các chốt được đặt sâu đến ½ chiều dài chân răng và tái tạo cùi với composite bên trên.
NÊN SỬ DỤNG LOẠI CEMENT NÀO ĐỂ GẮN CHỐT ?
Loại cement được sử dụng nhiều nhất trong nha khoa cho đến nay là resin-modified glass ionomer (và đúng là như vậy), cho zirconia, mão sứ kim loại (PFM) và mão kim loại. Trong số các thương hiệu phổ biến nhất là 3M RelyX Luting và GC Fuji Evolve. Tuy nhiên, không sử dụng các loại xi măng này khi gắn chốt vì chúng có giãn nỡ khi đông cứng. Sự giãn nở đó có thể gây ra lực căng bên trong ống tủy.
Loại cement thích hợp nhất hiện nay để gắn chốt là cement resin, loại cement này có độ co ngót nhẹ khi trùng hợp. Trong số các thương hiệu phổ biến nhất là 3M RelyX Unicem và Kerr Maxcem Elite.
ĐẶT CHỐT LÝ TƯỞNG
Đâu là những đặc điểm của chốt được đặt lý tưởng ( figure 3)?
Có một vòng đệm từ 1,5mm- 2,00mm xung quanh cùi răng là một yếu tố rất quan trọng. Mặc dù đôi khi điều này là không thể do chiều cao cùi răng bị ngắn và sự cần thiết của việc tránh gây hại cho phần biểu mô bám dính, nhưng sự thành công của chốt, cùi và phục hồi bên trên sẽ bị ảnh hưởng nếu không có vòng đệm. Phẫu thuật làm dài thân răng là một giải pháp thay thế trong một số trường hợp lâm sàng nếu không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Nếu mất hơn ½ cấu trúc thân răng, việc tăng đặc tính chống xoay và khả năng chịu lực của phần cùi tái tạo là bắt buộc bằng cách đặt các pin kim loại. Pin titan nguyên chất (Filhol Filpin) là lý tưởng vì chúng không làm nứt vỡ cấu trúc răng, điều này thường xảy ra với các chốt làm bằng thép không gỉ hoặc hợp kim titan cứng hơn ( figure 4).
Chiều dài phần chốt nằm trong ống tủy ít nhất phải bằng 1/2 chiều dài chân răng (có xương nâng đỡ). Khuyến nghị này trái ngược với một số đề xuất để làm cho chốt đi đến xuống tới 3/4 chiều dài chân răng. Khuyến nghị 1/2, khi được thực hiện đúng cách, sẽ tăng lưu giữ do chốt được đặt sâu hơn và nó ngăn ngừa thủng vách chân răng.
Vật liệu tái tạo cùi thường sử dụng là composite. Tuy nhiên, glass ionomers thế hệ mới (3M Ketac Universal, GC Equia Forte, và những loại khác) có thể được sử dụng ở những vùng không cần độ chịu lực cao. Amalgam hiếm khi được sử dụng vào thời điểm này
Figure 4: Có thể cần sử dụng thêm pin nếu mất hơn ½ cấu trúc thân răng bên trên. Filpins được khuyên dùng vì chúng là titan nguyên chất dễ sử dụng, không làm nứt vỡ cấu trúc răng.
KẾT LUẬN
Trong nhiều tình huống lâm sàng, chốt là cần thiết để tăng độ chịu lực của các răng đã được điều trị nội nha và kết nối phần cùi tái tạo với cấu trúc chân răng còn lại. Chốt sợi thủy tinh được sử dụng phổ biến và mang lại thành công cao nếu được sử dụng đúng cách. Cement resin được chỉ định khi gắn chốt.


Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Previous Post Next Post