Mục Tiêu: Phục hồi khoảng mất răng (sau nhổ răng) ở vùng thẩm mỹ có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cấy ghép implant tức thì như là một phương pháp xâm lấn tối thiểu để giải quyết những trường hợp này; tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện hoặc chỉ định cấy ghép implant tức thì. Trong những trường hợp này, có thể sử dụng trụ lành thương (healing) cá nhân để bảo tồn viền mô mềm, lượt bỏ can thiệp phẫu thuật thì 2 và sử dụng các phục hình tạm để điều chỉnh đường viền mô mềm.
Đánh giá lâm sàng: Bài báo này mô tả một phương pháp đơn giản tại ghế nha, sử dụng trụ healing cá nhân sau khi đặt implant tức thì sau nhổ răng để duy trì đường viền chu vi mô mềm, giúp giảm các bước lâm sàng cho đến giai đoạn thực hiện PH sau cùng.
Kết luận: Kỹ thuật này có hiệu quả trong việc hướng dẫn sự lành thương mô mềm quanh implant, cho phép tạo một dạng thoát, giảm các bước điều trị.
Ý nghĩa lâm sàng: Việc sử dụng các trụ healing cá nhân nhằm giúp tạo dạng thoát mô mềm cho giai đoạn thực hiện PH sau cùng, bằng cách bảo tồn chu vi mô mềm và giảm việc can thiệp phẫu thuật thì 2
1 | GIỚI THIỆU
Sau nhổ răng, theo quá trình lành thương thông thường sẽ xảy ra tiêu xương bó và mất dây chằng nha chu. Quá trình này có thể dẫn đến những thay đổi về hình thái, cấu trúc và thành phần mô cứng/mô mềm, từ đó có thể dẫn đến giảm thể tích sống hàm vùng mất răng. Quá trình tiêu xương rất khác nhau giữa các bệnh nhân và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến bệnh nhân và quy trình phẫu thuật, chẳng hạn như độ dày mô mềm, vị trí implant, vị trí của giao diện abutment-implant.
Ngày nay, có nhiều phương pháp lâm sàng khác nhau đã được đề xuất với mục đích giảm thiểu các vấn đề tiêu cực xảy ra sau khi nhổ răng, và sự phát triển của các thủ thuật ít xâm lấn hơn cho phép mang lại kết quả thuận lợi về cả mặt thẩm mỹ và chức năng.
Nhổ răng xâm lấn tối thiểu, tránh lật vạt, tiếp theo là đặt implant tức thì và gắn phục hình tạm đã được xem là phương pháp điều trị thích hợp để duy trì cấu trúc mô cứng và mô mềm, cũng như tránh can thiệp phẫu thuật thì.
Sau khi implant đã tích hợp xương, có thể thực hiện PH sau cùng tương thích theo dạng thoát của mô mềm, nhờ đó đảm bảo kết quả lâu dài và đơn giản hóa các giai đoạn điều trị tiếp theo. Để đạt được những mục tiêu này, độ ổn định sơ khởi cần lớn hơn 35 Ncm. Tuy nhiên, đôi khi không thể đạt được yêu cầu này, làm cho việc tải lực tức thì trên implant không thể thực hiện được, do vậy cần phải có một cách tiếp cận thận trọng hơn, chẳng hạn như tải lực dần dần.
Tuy nhiên, tải lực tức thì thường không được áp dụng phổ biến ở vùng răng sau vì thẩm mỹ không phải lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng. Nói chung, không khuyến khích cho tải lực tức thì vùng răng sau vì có nguy cơ ngăn cản sự tích hợp xương của implant trong giai đoạn lành thương. Do đó, ngay cả khi đạt được độ ổn định ban đầu cao ở vùng sau, phương pháp phẫu thuật hai giai đoạn theo truyền thống cũng luôn được khuyến nghị.
Trong cả vùng răng phía trước và sau, việc tái cấu trúc mô, tạo dạng thoát ở giai đoạn can thiệp thì 2 là bắt buộc sau khi tích hợp xương. Tuy nhiên, trụ healing cá nhân có thể được sử dụng trong những trường hợp như vậy, bảo vệ xương ghép (nếu có), bảo tồn đường viền xương ổ, ngăn chặn thức ăn xâm nhập và lượt bỏ bước can thiệp phẫu thuật thì 2 Bằng kỹ thuật này, có thể tạo dạng thoát cho mô mềm quanh implant một cách tự nhiên nhất.
Gần đây, các trụ healing làm bằng polyether-ether-ketone (PEEK) đã được sử dụng cho mục đích này. Do đó, bài báo này, thông qua một chuỗi các trường hợp lâm sàng, nhằm mục đích cung cấp mô tả chi tiết về phương pháp đơn giản tại ghế để tùy chỉnh trụ healing PEEK cho các implant đặt tức thì sau khi nhổ răng ở cả vùng trước và sau với mục đích duy trì đường viền mô mềm và giảm số lần can thiệp lâm sàng.
1.1 | Trình bày các ca lâm sàng
Sơ đồ kỹ thuật lâm sàng sử dụng để thực hiện các trường hợp sau được trình bày trong Hình 1.
F I G U R E 1 Trình tự kỹ thuật lâm sàng sử dụng trụ healing cá nhân. A, Đặt implant tức thì ngay sau khi nhổ răng. B, Sử dụng trụ healing làm sẵn gắn lên implant và nhồi xương ghép vào khoảng trống quanh implant, bơm composite lỏng quanh trụ healing và chiếu đèn trùng hợp. C, Tháo trụ heaing ra ngoài để mài chỉnh đường viền như mong muốn, sau đó đặt trở lại vị trí. D, Quá trình lành thương diễn ra. E, Lấy dấu abutment sau cùng. F, PH sau cùng tương thích với dạng thoát của mô mềm.
1.2 | Case 1: Vùng răng trước
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Tags
Implant