Đã 10 năm kể từ khi Hürzeler và cs lần đầu tiên giới thiệu kỹ thuật mảnh chân răng (socket-shield). Kể từ đó, đã có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật nhổ răng bán phần, một khái niệm về việc sử dụng chân răng của chính bệnh nhân để bảo tồn nha chu và mô quanh implant. Các bước, dụng cụ và quy trình của kỹ thuật socket-shield được thảo luận trong bài viết này là kết quả đúc kết trong 10 năm qua. Một quy trình chuẩn, tiên lượng cao, là điều cần thiết để áp dụng trong thực hành hằng ngày. Hơn nữa, việc áp dụng một phác đồ chuẩn giúp các bác sĩ lâm sàng dễ dàng báo cáo dữ liệu liên quan đến kỹ thuật nhờ sự nhất quán về quy trình. Bài báo này nhằm mục đích trình bày quy trình từng bước của kỹ thuật socket-shield tại vị trí cấy ghép implant tức thì và gắn phục hình tạm tức thì cho các răng một chân.
Giới Thiệu
Các đánh giá tổng quan có hệ thống từ lâu đã nêu rõ những thách thức lâu dài về thẩm mỹ và sinh học của phương pháp cấy ghép implant tức thì.1 Hürzeler và cs2 đã giải quyết những thách thức đó khi lần đầu tiên giới thiệu kỹ thuật mảnh chân răng (socket-shield). Các nghiên cứu ban đầu không mô tả chi tiết các bước tiến hành cũng như các dụng cụ cần thiết, về sau kỹ thuật này đã được công bố.2-4 Những nghiên cứu ban đầu đó đã đưa ra các thông số sau: cấy ghép implant khi vẫn còn một mảnh chân răng trong ổ răng; sửa soạn mảnh chân răng cao hơn 1 mm so với mào xương và bằng khoảng 1/3 chiều dài chân răng; đặt implant tựa vào mảnh chân chân ở 2 trong số 4 trường hợp; và có thể sử dụng thêm một dẫn xuất khung men.
Một kỹ thuật biến đổi được Gluckman và cộng sự công bố.5,6 Sau đó, họ đạ báo cáo dữ liệu theo dõi trong 4 năm khi áp dụng kỹ thuật biến đổi trên một số lượng bệnh nhân lớn nhất đến nay7. Kết quả cho thấy các biến chứng có thể xảy ra. Mảnh chân răng bị thất bại và được loại bỏ ở 3 trong số 128 trường hợp. Nguyên nhân do cắt mảnh chân răng quá mỏng, dẫn đến bị yếu, dễ bị di động. Tất cả các biến chứng còn lại đều có thể kiểm soát được ở mức trung bình và không ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của mảnh chân răng hay implant.
Mười năm sau sự ra đời của kỹ thuật socket-shield, dữ liệu hiện đã chứng minh rằng có những thách thức đối với kỹ thuật ban đầu và các biến thể được đưa ra bởi các tác giả khác. Thứ nhất, phần trên của mảnh chân răng nằm trên mào xương và thiếu khoảng phục hình, dẫn đến nguy cơ bị lộ ra.
Thứ hai, việc đưa được mũi khoan tới và cắt được phần chóp chân răng là một thách thức cực khó. Có một nhược điểm với cả hai kỹ thuật đã được mô tả; một kỹ thuật sử dụng mũi khoan xương cấy ghép implant để khoan qua chân răng, và kỹ thuật kia sử dụng mũi khoan để cắt và chia tách chân răng. Hạn chế ở đây là độ chính xác khi mũi khoan khi đi tới chóp mà không bị lệch hướng hoặc khoan quá chóp, những điều này đặt ra một thách thức kỹ thuật đáng kể.
Do vậy, để một kỹ thuật được chấp nhận rộng rãi, quy trình và kết quả của nó cần phải được chuẩn hóa và phù hợp với đa số những người sử dụng. Do đó, bài viết này mô tả quy trình từng bước kỹ thuật nhổ răng bán phần giúp mang lại kết quả cao và hạn chế các biến chứng.
Quy trình từng bước
Như với tất cả các phương pháp điều trị, việc đánh giá bệnh nhân và vùng điều trị để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là điều bắt buộc. Các tiêu chí để áp dụng kỹ thuật socket-shield vẫn còn chưa được trình bày rõ ràng trong các tài liệu cho đến nay. Dưới đây, mô tả các tiêu chí cần đáp ứng cho quy trình nhổ răng bán phần.
Chỉ định
Chỉ định nhổ một phần đã được đề cập trước đây trong nhiều tài liệu, mặc dù khá ngắn gọn. Chỉ định chính để cấy ghép implant tức thì là nhổ bỏ răng hoặc chân răng và đặt implant tức thì (loại 1). Các chỉ định nhổ răng có thể rất nhiều. Tuy nhiên, để giữ lại phần mảnh chân răng mặt ngoài, có nhiều điều kiện khắt khe hơn (Table 1).
Các tình huống có thể chỉ định bao gồm răng không còn đủ vòng đệm để thực hiện phục hồi nếu không phẫu thuật làm dài thân răng. Trong vùng thẩm mỹ phía trước, việc làm dài thân răng của một răng đơn lẻ mà không điều trị các răng bên cạnh sẽ tạo ra sự bất đối xứng và thường là chống chỉ định. Chỉnh nha kéo trồi răng là một lựa chọn khả thi hơn, mặc dù thất bại trước đó của điều trị nội nha, thất bại của điều trị phục hồi và sâu răng tái phát là những dấu hiệu cho thấy tiên lượng thấp. Nếu bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng quyết định không lựa chọn phương pháp điều trị như vậy, kỹ thuật socket-shield có thể là một lựa chọn.
Chống chỉ định
Chân răng bị gãy dọc (vết gãy chiều ngoài - trong) có liên quan đến mảnh chân răng định giữ lại. Bệnh lý nội nha vùng chóp không phải là một chống chỉ định tuyệt đối. Nhiễm trùng và bệnh lý làm thủng vách xương mặt ngoài, khó khăn trong việc tiếp cận để loại bỏ chóp chân răng là những chống chỉ định của phương pháp này. Tương tự, các bệnh lý dẫn đến tiêu xương vùng chóp rộng, tiên lượng không đảm bảo sự ổn định ban đầu của implant cũng là chống chỉ định. Trong trường hợp như vậy, thay thế bằng kỹ thuật socket-shield trì hoãn được mô tả bởi Glocker và cs có thể là lựa chọn. Cần đánh giá xương, bệnh lý… trên phim CBCT.
Table 1 Chỉ định và chống chỉ định trên lâm sàng của kỹ thuật socket-shield cho cấy ghép implant tức thì vùng răng trước
Răng đã điều trị nội nha
1. Đo chiều dài chân răng trên phim CBCT từ ngay viền nướu đến đỉnh chóp.
2. Cắt ngang thân răng mức viền nướu (Hình 1a đến d). Cẩn thận tránh cắt mũi khoan vào các răng bên cạnh.
3. Nếu có chốt, cần phải tháo chốt cẩn thận. Sử dụng tay khoan tốc độ cao và mũi khoan chuyên biệt để cắt chân răng. Khi tháo chốt, cần tránh đi mũi khoan ra phía mặt ngoài, chỉ giới hạn phía khẩu cái để để tránh làm tổn thương phần chân răng mặt ngoài. Quá trình cắt diễn ra từ từ cho đến khi chốt lỏng và có thể tháo ra (hoặc nếu chốt quá cứng, có thể cắt đi). Sau đó, có thể tiến đến các bước sửa soạn mảnh chân răng.
Nếu không có chốt, có thể chuyển sang các bước tiếp theo sau khi đo chiều dài chân răng trên phim CBCT.
Sửa soạn ống tủy và đo độ sâu
1. Mở rộng ống tủy bằng mũi khoan Gates Glidden số 1 (Fig 1b) xuống đến chóp chân răng. Động tác này giúp loại bỏ mô tủy hoặc vật liệu trám bít ống tủy, nếu có. Sau đó, để mũi khoan ngay tại chóp và chụp X quang để xác định chiều dài chân răng (Hình 3j). (Có thể thay thế bằng cách sử dụng file nội nha và máy định vị chóp).
2. Tăng kích thước mũi Gates Glidden để khoan mở rộng thêm tiến dần đến chiều dài chân răng đã xác định.
3. Sau khi mở rộng ống tủy với các mũi Gates Glidden, đưa mũi khoan dài cắt răng vào ống tủy xuống đến chóp (Fig 1e) (Sử dụng mũi khoan cắt có sẵn nút chặn sẽ rất lý tưởng cho bước này). Đây là bước đầu tiên của quá trình loại bỏ chóp chân răng và là một trong những bước quan trọng nhất của kỹ thuật.
4. Có thể xác nhận lại độ sâu, góc bằng các lần chụp phim. Điều này giúp cho việc khoan trong ống tủy không bị lệch và rất quan trọng để đảm bảo rằng không xảy ra thủng hoặc tổn thương các chân răng kế và cấu trúc lân cận
Khoan cắt/ chia tách chân răng
Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất về kích thước lý tưởng của mảnh chân răng về chiều dài, độ dày, v.v. Kinh nghiệm cho thấy, mảnh chân răng mỏng có thể dễ bị bong, gãy và di động, đặc biệt là nếu implant và ren implant tác dụng lực lên nó. Cũng có thể không có vần đề gì xảy ra khi implant tiếp xúc mảnh chân răng. Tuy nhiên, các tác giả khuyến nghị rằng, mảnh chân răng nên có đủ độ dày để có sự chắc chắn và có khả năng đàn hồi tốt hơn khi có lực tác động. Mảnh chân răng lớn hơn, dài hơn cũng có nghĩa là bám dính nhiều hơn với xương bó thông qua dây chằng nha chu, do đó ổn định hơn, hạn chế di động. Bäumer và cs không đưa ra độ dài chính xác, chỉ đề xuất dựa trên các tài liệu đã xuất bản rằng, chiều dài mảnh chân răng nên lớn 1/3 và nhỏ hơn 1/2 chiều dài chân răng ban đầu.
Fig 1 (a) Trước điều trị: R11 cần nhổ. Việc nhổ toàn bộ R11 có thể gây bất lợi cho implant R12 bên cạnh (đã bị tiêu mào xương một ít). (b) Tay khoan chậm đầu khuỷu với mũi Gates Glidden (trên) và đầu thẳng với mũi khoan dài đầu tròn (dưới). (c) Răng đã điều trị nội nha trước đó, không đóng chốt. (d) Lấy sạch vật liệu trám bít ống tủy và xác nhận độ sâu với mũi Gates Glidden. (e) Đưa mũi khoan dài cắt răng theo độ sâu, xuống đến chóp. (f) Cắt chân răng theo chiều gần-xa, tạo một rãnh vòng cung hơn là đường thẳng. (g) Lấy ra ngoài mảnh chân răng phía khẩu cái. (h) Đưa mũi khoan dài đầu tròn trong tay khoan thẳng vào theo độ sâu, để mài loại bỏ chóp chân răng và mô chóp;. (i) Mài giảm phần trên mảnh chân răng ngang mức mào xương. (j) Mài giảm từ giữa qua 2 bên
Chiều dài này có thể là đủ. Tuy nhiên, phần lớn các chân răng vùng phía trước hàm trên nghiêng sau, sẽ không an toàn nếu cắt chân răng ngắn hơn đến độ dài này do nguy cơ thủng vách xương mặt ngoài.
Tuy nhiên, vùng chóp, xương thường nhiều hơn, do đó, các tác giả khuyên nên cắt gần chóp (mô tả bên dưới). Điều này đạt được bằng cách mở rộng ống tủy đến tận đỉnh, như đã mô tả ở trên. Theo cách này, có thể tạo được mảnh chân răng với chiều dài bằng khoảng 2/3 chiều dài chân răng ban đầu.
1. Sau khi mở rộng ống tủy, cắt chân răng theo chiều gần-xa. Đưa mũi khoan cắt chân răng đến chóp, sau đó di chuyển mũi khoan cắt theo chiều gần - xa. Lặp lại động tác này vài lần cho đến khi tạo được một rãnh chiều gần - xa (Fig 1f). Ngoài ra, chân răng cũng thuôn dần, và do đó càng về đỉnh chóp, phạm vi di chuyển chiều gần-xa của mũi khoan cũng ngắn lại để tránh cắt vào xương xung quanh.
2. Thông thường, mảnh chân răng được cắt ở vị trí góc gần ngoài đến góc gần xa. Trong các trường hợp đặt nhiều implant kề nhau, mảnh chân răng có thể dày hơn để duy trì xương mặt bên.
3. Sau khi hoàn tất việc cắt chiều gần xa, bẫy mảnh trong về phía rãnh được tạo ra để lấy phần này ra ngoài (Fig 1g). Trong khi bẫy, lưu ý đè giữ mặt ngoài để phòng ngừa các lực lên mảnh chân răng mặt ngoài. Nếu thấy mảnh mặt ngoài có sự di động, nghĩa là chưa cắt đứt hoàn toàn chân răng.
Loại bỏ phần chóp
1. Figure 1g cho thấy vết cắt ở vùng chóp như thế nào, với phần lớn chóp dính với mảnh trong. Nếu điều này không xảy ra, có khả năng phần chóp vẫn còn trong ổ răng, như một phần của mảnh chân răng mặt ngoài. Khi mảnh chân răng phía trong được lấy ra ngoài, phần chóp chân răng (bị bệnh lý hoặc không) và tất cả các vật liệu trám bít ổng tủy trước đó (nếu có) phải được loại bỏ cẩn thận. Điều này phải được xác minh trên phim X quang quanh chóp. Nếu còn, có thể sử dụng mũi khoan để loại bỏ thêm. Thông thường, mũi khoan được đưa vào ổ răng mà không xoay, nhằm tránh vô tình khoan quá chóp hoặc các mô xung quanh. Khi đã định vị ở chóp, cho mũi khoan quay với tốc độ vừa phải, mở rộng vùng chóp một cách nhẹ nhàng và rất cẩn thận. Sử dụng động tác vuốt theo hướng chóp - nhai để loại bỏ các thành phần trong ống tủy, và bất kỳ phần chóp nào còn sót lại. Có thể sử dụng tay khoan thẳng tốc độ chậm và mũi khoan tròn đường kính 2-3mm cho bước này ở hàm trên (Fig 1h); và tay khuỷu cho hàm dưới.
2. Nếu điều kiện ánh sáng tốt, có thể sử dụng cây nạo nhỏ để nạo và làm sạch vùng chóp. Bơm rửa nhiều lần với nước muối sinh lý để loại bỏ các mảnh vụn, phải loại bỏ tất cả mô bệnh lý vùng chóp nếu có.
Sửa soạn phần trên mảnh chân răng
1. Đây là một trong những bước khó nhất trong quá trình sửa soạn mảnh chân răng và có thể dẫn đến biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách. Đầu tiên, phải mài sửa soạn phần trên mảnh chân răng đến mức ngang mào xương. Hürzeler và các cs, người đã đưa ra kỹ thuật socket-shield đầu tiên, ban đầu đề xuất mài bờ trên mảnh chân răng sao cho cách mào xương khoảng 1mm. Tuy nhiên, dữ liệu sau này cho thấy rằng phần ở trên mào xương thường bị lộ ra. Do vậy, cần tách nướu và mài ngang mức mào xương (Fig 1i - j). Cắt nhầm mô mềm trong bước này sẽ làm tổn thương và làm mỏng thêm mô mềm. Điều này cần tránh, vì nó có thể dẫn đến làm lộ mảnh chân răng.
2. Sau đó, mài mỏng 2mm phần trên nhất của mặt trong mảnh chân răng với mũi khoan đầu tròn lớn (Fig 2a). Điều này giúp tạo ra một đường vát cho phép có thêm khoảng phục hình và mô mềm che chắn quanh cổ phục hình trên implannt.
3. Sử dụng mũi khoan mịn để mài các góc bén nhọn trên mảnh chân răng nếu có. Chú ý không mài quá nhiều ở giai đoạn cuối này, mặc dù, như đã nói, vẫn chưa có sự thống nhất về độ dày lý tưởng của mảnh chân răng.
4. Bước cuối cùng kiểm tra để đảm bảo rằng mảnh chân ổn định và không bị di động. Có thể chụp X quang quanh chóp để đảm bảo tất cả các bước nói trên được tuân thủ. (Fig 4a)
Đặt implant
1. Tiếp theo khoan lỗ khoan xương về phía trong so với mảnh chân răng (Fig 2b-2b). Vị trí đúng theo kế hoạch phục hồi theo ba chiều là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng cần được xem xét. Nếu có thể, hãy đảm bảo rằng implant được đặt cách mảnh chân răng một khoảng về phía trong, trong khi luôn đảm bảo nằm trong xương (Fig 2e). Điều này trái ngược với kỹ thuật trước kia là đặt implant tựa lên mảnh chân răng. Một khoảng trống mặt ngoài lớn hơn cho phép có thêm không gian để có đủ độ dày mô mềm che chắn quanh cổ phục hình trên implant. Hơn nữa, việc đặt implant tiếp xúc với mảnh chân răng có thể vô tình làm bong ra hoặc thậm chí làm gãy nó. Để tạo được khoảng trống giữa implant và mảnh chân răng, nhằm cho phép xương tăng sinh giữa mảnh chân răng và implant, cũng như lành thương mô mềm; nên sử dụng implant đường kính nhỏ nhưng bệ rộng. Điều này được xác định bởi vị trí giải phẫu răng vùng cấy ghép, thiết kế implant, loại kết nối abutment, cũng như các yếu tố về khớp cắn và phục hình. Cân nhắc loại implant phù hợp với phương thức đặt tức thì, bao gồm, loại ren kết dính tốt với xương, thân implant thuôn (có bệ chuyển, platform switched).
2. Độ sâu cũng là một tiêu chí. Vị trí vai implant phải thấp hơn đỉnh xương mặt ngoài 1,5 mm và cao hơn 0,5mm so với bờ vát cong ở mặt trong của mảnh chân răng (đã mài sửa soạn ở bước trên). Nếu không, sẽ hạn chế xương có thể hình thành giữa mảnh chân răng và implant, và /hoặc mảnh chân răng có thể dễ bị tác động lực bởi các thành phần phục hình trên implant.
Fig 2 (a) Mài sửa soạn mảnh chân răng ngang mào xương và vát bờ cong mặt trong. (b) Khoan đặt implant qua máng hướng dẫn phẫu thuật (hơi về phía trong). (c) Đặt implant: Implant thuôn với ren sâu để đảm bảo ổn định sơ khởi placement. (d) Kiểm tra sự vững ổn của implant. (e) Implant ở vị trí về phía trong so với mảnh chân răng (f) Gắn abutment tạm. (g) Thân răng tự nhiên của BN (phần đã cắt ra đầu tiên) được sửa soạn để làm mão tạm, đặt trong khóa silicone (h) Etching và bonding. (i) Đặt đê cao su che trên ổ răng và bịt lỗ bắt vít trên abutment tạm lại. (j) Bơm coposite vào trong lòng mão tạm.
Fig 3 (a) Chiếu đèn trùng hợp composite thông qua một lỗ khoét trên khóa silicone, để dán mão tạm với abutment tạm. (b) Lấy khóa silicone ra ngoài và chiếu đèn trùng hợp thêmm. (c) Lấy mão tạm ra ngoài, có thể thêm composite, đánh dấu mức nướu viền, và mài tạo dạng thoát hình chữ S. (d) Đặt lại mão tạm vào trong miệng để kiểm tra sự khít sát. (e - f) Đánh bóng mão tạm, tuần tự với chổi silicone, bột pumice. (g) Đặt màng giàu tiểu cầu [advanced platelet-rich fibrin (A-PRF)] dưới cổ mão tạm. (h) Bắt vít mão tạm. (i) Mài chỉnh khớp cắn. (j) Phim quanh chóp tương ứng với Fig 1e. Mũi Gates Glidden xác nhận chiều dài chân răng (trái); mũi khoan dài cắt chân răng (phải).
Xử lý khoảng trống giữa mảnh chân răng và implant
1. Hiện tại, chỉ có một nghiên cứu báo cáo kết quả lâm sàng và X quang đạt yêu cầu sau 1 năm khi không ghép xương hoặc vật liệu thay thế xương vào khoảng trống giữa implant và mảnh chân răng. Do đó, việc ghép khoảng trống này hay không vẫn phụ thuộc vào bác sĩ lâm sàng cho đến khi có thêm dữ liệu được báo cáo. Tuy nhiên, khuyến nghị nên ghép khoảng trống này, trừ khi nó quá nhỏ để chứa các vật liệu ghép. Xương hoặc vật liệu thay thế xương có thể ngăn chặn sự tăng sinh của mô mềm vào giao diện implant - mảnh chân răng, và giúp ổn định cục máu đông cần thiết cho việc hình thành mô hạt và sau đó là xương.
Bảo vệ implant, vật liệu ghép và mảnh chân răng trong quá trình lành thương
1. Implant, mảnh chân răng và vật liệu ghép cần được bảo vệ trong giai đoạn lành thương. Do đó, việc sử dụng trụ healing có sẵn đôi khi không hiệu quả. Thay vào đó, có thể làm một trụ healing cá nhân hoặc mão tạm với dạng thoát phù hợp (Figs 2f - j, 3a - i, 4b - c). Nó cũng cần thiết để nâng đỡ mô mềm ban đầu, phù hợp với các nguyên tắc của cấy ghép implant tức thì. Abutment cá nhân phải phù hợp với chu vi của ổ răng và phải có độ lẹm đáng kể, hẹp nhất ở vùng cổ nơi tiếp giáp với implant, để cho phép mô mềm lấp đầy vào và tránh để lộ mảnh chân răng. Tương tự như vậy, mão tạm cũng nên có một vùng lẹm, hay chính xác hơn là dạng thoát hình chữ S (Figs 3c - e). Cần đánh bóng viền cổ mão tạm. Việc mài hở khớp mão tạm cũng là điều cần thiết.
2. Sau giai đoạn lành thương, giai đoạn lấy dấu thực hiện phục hình sau cùng, có thể sử dụng phương pháp lấy dấu kỹ thuật số hoặc khay cá nhân để hạn chế tác dụng lực và có thể làm lộ mảnh chân răng.
Thảo Luận
Nhổ răng và thực hiện PH tạm tức thì có thể là một trong những thách thức lớn nhất về mặt kỹ thuật trong nha khoa, đặc biệt là trong vùng thẩm mỹ (Fig 4). Các tài liệu thường nói rằng cấy ghép implant tức thì nên được dành cho bác sĩ lâm sàng có tay nghề cao và được đào tạo chuyên sâu. Các tác giả hiện tại cũng đồng ý với điều này. Hơn nữa, thực hiện kỹ thuật socket-shield đòi hỏi kiến thức chi tiết về quy trình kỹ thuật và các nguy cơ có thể xảy ra, các biến chứng, các dụng cụ cần thiết, v.v..
Vậy một kỹ thuật đầy thách thức như kỹ thuật socket-shield, có nên được áp dụng trong thực hành nha khoa hằng ngày hay không? Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp socket-shield đã dần được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết như kích thước các chiều lý tưởng của mảnh chân răng, tác động của việc ghép hay không ghép, lựa chọn vật liệu ghép và liệu xương có hình thành hết toàn bộ giao diện giữa implant - mảnh chân răng hay không, và các tác giả cũng báo cáo đôi khi việc ghép là không cần thiết.
Gluckman và cs cho rằng có thể ngăn ngừa lộ mảnh chân răng bằng cách mài ngang mức mào xương cũng như tạo bờ vát cong mặt trong. Tuy nhiên, trong khi một số câu hỏi có thể đã được trả lời, song cần phải có một trình độ cao về kỹ năng, kinh nghiệm và được đào tạo về cấy ghép implannt chuyên sâu để thực hiện kỹ thuật này.
Kỹ thuật socket-shield không còn trong giai đoạn thử nghiệm sau mười năm được áp dụng lâm sàng trên toàn thế giới. Dữ liệu trong 5 năm đã xác định giá trị của kỹ thuật này trong việc ngăn chặn sự tiêu xương sống hàm vùng nhổ răng khi đặt implant tức thì. Các nghiên cứu cũng báo cáo tỷ lệ thành công sau 4 năm của kỹ thuật này tương đương với cấy ghép implant tức thì truyền thống và cấy ghép implant sớm/ trì hoãn.7 Các nghiên cứu này cũng báo cáo chi tiết các biến chứng có thể xảy ra và khả năng chúng xảy ra.
Từ lâu, người ta đã biết rằng, trái với những gì được đề xuất bởi những tác giả tiên phong ban đầu, không cần thiết phải cho thêm dẫn xuất tạo men (enamel matrix derivative) lên bề mặt ngà bên trong của mảnh chân răng.3,4 Hiện nay, người ta cũng biết rằng việc mài sửa soạn mảnh chân răng nằm trên mào xương theo kỹ thuật ban đầu, cũng như biến thể tương tự được Siormpas và cs báo cáo sau này có thể dẫn đến việc lộ chân răng ra ngoài.
Các nghiên cứu mô học trên người và động vật cũng cho thấy rằng xương có thể hình thành và phát triển ở giao diện giữa implant và mảnh chân răng 2,14 Sự thay đổi mức độ cản quang được ghi nhận thường xuyên sau khi điều trị (Figs 4a, b, f, g). Cũng có một số dữ liệu báo cáo rằng việc ghép khoảng trống giữa implant - mảnh chân răng có thể không cần thiết. Tuy nhiên, các tác giả hiện tại thích tạo ổn định cục máu đông bằng cách ghép khoảng trống để ngăn chặn sự xâm lấn của mô mềm.
Việc sửa soạn cẩn thận ống tủy, xác định chiều dài chân răng, và cắt chân răng theo chiều gần xa được ủng hộ trong quy trình nhổ răng bán phần. Cuối cùng, cũng như đề xuất của Gluckman và cs, cần tạo hình chữ S ở cổ PH tạm nhằm tạo dạng thoát (Fig 4f-g) để tránh lộ mảnh chân răng và cho phép mô mềm lấp đầy vào.
Khi đã trải qua một thập kỹ áp dụng trên lâm sàng, kỹ thuật socket-shield - nếu được thực hiện chính xác và nếu các yếu tố tại chỗ và các yếu tố tại chỗ cũng như sự lành thương diễn ra thuận lợi - có thể đạt được kết quả rất tích cực, ngay cả trong những tình huống lâm sàng khó khăn nhất như răng cửa giữa hàm trên với răng kế (răng cửa bên) đã được cấy ghép implant trước đó. (Figs 4c - i).
Kết Luận
Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, socket-shield là một kỹ thuật đã được phổ biến trong cấy ghép nha khoa. Đây là một kỹ thuật khá nhạy cảm và đặt ra nhiều thách thức, và vẫn nên được dành cho những người có kiến thức, có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, trước đây vẫn thiếu một phác đồ rõ ràng và ngắn gọn. Kỹ thuật này cần phải an toàn và hiệu quả vì ngay cả việc điều trị dựa trên bằng chứng không thuyết phục cũng có thể tạo ra kết quả không như mong muốn. Tuy nhiên, đã trải qua 10 năm kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010, và do đó, quy trình từng bước nhổ răng bán phần đã được cập nhật để tạo ra một phương pháp an toàn và hiệu quả khi kết hợp với cấy ghép implant tức thì.
Fig 4 (a - b) Chụp phim quanh chóp nhiều lần để kiểm tra quá trình loại bỏ chóp chân răng và các vật liệu trám bít ống tủy trước đó. Vẫn còn vật liệu trám bít (trái) và được lấy sạch (phải). Đặt implant với mảnh chân răng phía xa và gắn mão tạm. (c) Hình ảnh ngay sau điều trị cho thấy sự cân xứng của độ dày mô và mặt ngoài giữa PH tạm với các răng bên cạnh. (d - i) Một năm sau lành thương với PH tạm. (d) Nhìn từ phía trước khi vén môi. (e) Khi BN cười. (f - g) Phim X quang – (f) chú ý vùng cản quang khác với phim chụp ở hình Fig 4a, cho thấy lành thương xương giữa mảnh chân răng và implant; (g) Phim CBCT. (h - i) Khi BN cười; Chú ý số lượng mô mềm mặt ngoài, mô mềm khỏe mạnh, và gai nướu giữa răng cửa giữa và răng cửa bên (đả cấy ghép implant trước đó).
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây