Mục tiêu: Thiết kế dạng thoát (emergence profile) là rất quan trọng để tạo sự ổn định cho mô quanh implant và giúp đạt được thẩm mỹ cho phục hình trên implant, dạng thoát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, chẳng hạn như vị trí implant và các mô mềm xung quanh. Các khía cạnh khác nhau của dạng thoát đã từng được mô tả, nhưng thiếu các giải thích chi tiết về các vùng khác nhau và các thiết kế tương ứng. Bài viết này mô tả khái niệm chu vi sinh học thẩm mỹ (esthetic biological contour - EBC), phân biệt các vùng quan trọng của dạng thoát và đề xuất các thiết kế cụ thể phù hợp cho các vùng đó.
Tổng quan: Khái niệm EBC xem xét các thông số cụ thể để thiết kế dạng thoát thích hợp cho các phục hình trên implant. Hiểu được các vùng khác nhau của dạng thoát và mối quan hệ của chúng với các yếu tố như vị trí cấy ghép, thiết kế implant và độ dày mô mềm là chìa khóa. Các hướng dẫn được đề xuất nhằm mang lại sự ổn định kết quả thẩm mỹ cho phục hình trên implant vùng thẩm mỹ.
Kết luận: Mỗi vùng được mô tả trong khái niệm EBC có một chức năng cụ thể trong thiết kế của dạng thoát. Hiểu được tầm quan trọng và các tính năng thiết kế của các vùng EBC tạo điều kiện thuận lợi cho kết quả điều trị cả về mặt thẩm mỹ và sinh học cho các phục hình trên impalnt.
Ứng dụng lâm sàng: Thiết kế dạng thoát thích hợp sẽ hỗ trợ kết quả thẩm mỹ và tạo các phản ứng sinh học thuận lợi cho các phục hình trên implant.
1 GIỚI THIỆU
Một phục hình (PH) trên implant đạt thẩm mỹ khi có được dạng thoát mô mềm xung quanh giống như răng tự nhiên. Sự chuyển tiếp giữa PH và mô mềm phải thật tự nhiên, và thường dạng thoát sẽ được tùy chỉnh theo mỗi trường hợp. Có nhiều kỹ thuật để điều chỉnh mô mềm quanh implant trong quá trình lành thương, bao gồm: gắn PH tạm tức thì, gắn trụ healing cá nhân, hay gắn PH tạm sau khi implant đã tích hợp xương. Vị trí ba chiều (3D) của implant và số lượng mô mềm có sẵn là những yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của dạng thoát. Chu vi sau cùng của PH tạm là điều cần thiết để đạt được kết quả thẩm mỹ.
Khái niệm về chu vi giới hạn và dưới giới hạn của dạng thoát được mô tả bởi Su và cs, người tập trung vào tầm quan trọng của việc định hình hai vùng khác nhau của dạng thoát để đạt được kết quả mong muốn của mô quanh implant. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhầm lẫn về thiết kế chu vi dưới giới hạn khi có các mô mềm khác nhau. Việc tạo dạng thoát bằng cách tác động lên mô mêm nên được thực hiện trong giai đoạn gắn PH tạm. Kỹ thuật được sử dụng sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận lâm sàng với từng trường hợp, cấy ghép implant tức thì hay trì hoãn, và sự cần thiết cải thiện mô mềm.
Bài viết này mô tả khái niệm chu vi sinh học thẩm mỹ (EBC) và giải thích các vùng khác nhau của dạng thoát để giúp tạo ra đường viền thẩm mỹ và định hướng sinh học cho phục hình trên implant
2 | CÁC VÙNG CỦA DẠNG THOÁT
Có 3 vùng để chỉ chu vi dưới nướu của dạng thoát của một PH trên implant (Hình 1). Mỗi vùng này sẽ tiếp xúc với một loại mô cụ thể và thiết kế của chúng sẽ có chức năng khác nhau (Bảng 1; Hình 2).
2.1 | E Zone: vùng thẩm mỹ (E)
Vùng thẩm mỹ E và chức năng của nó được mô tả là vùng dưới nướu 1 mm tính từ viền nướu. Vùng này cũng được gọi là vùng quan trọng. Vùng này phải phù hợp với hình dạng của thân răng đã nhổ hoặc răng bên cạnh để mô phỏng hình dáng của thân răng tự nhiên. Chu vi vùng này phải lồi và nâng đỡ nướu viền ở vị trí thích hợp, thiết lập hình dạng vùng cổ của PH trên implant. Về mặt lâm sàng, vùng này chỉ nên phẳng hoặc lõm nếu implant đặt quá sâu. Tình huống này có thể tránh được bằng cách lập kế hoạch điều trị đúng và sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật.
Nếu để vùng này lõm xuống sẽ làm mất sự nâng đỡ của mô mềm và viền nướu sẽ bị ảnh hưởng. Nếu vùng này lồi quá mức, nó sẽ làm cho viền nướu bị dời về phía chóp. Khu vực này được gọi là vùng thẩm mỹ vì nó sẽ ảnh hưởng đến vị trí của nướu viền và mối liên quan trực tiếp của nó đến hình dạng của PH trên implant và vị trí mô xung quanh.
2.2 | B zone: vùng giới hạn (B)
Trên một implant được đặt ở vị trí lý tưởng, đây là vùng nằm dưới vùng E, cách điểm lõm nhất của PH (điểm zenith) khoảng 3-4m. Vùng B xấp xỉ 1–2 mm và chịu ảnh hưởng đáng kể bởi số lượng mô mềm và vị trí implant. Nếu mô mềm bị thiếu, có thể cần ghép mô liên kết để cải thiện kiểu hình nướu (mỏng/dày) cũng như tạo sự ổn định thẩm mỹ lâu dài. Nếu không ghép mô liên kết, thiết kế vùng B lồi cũng có thể giúp tạo ra ảo giác mô dày hơn. Thiết kế vùng B cũng chịu ảnh hưởng bởi vị trí và thiết kế của cổ implant.
2.3 | C Zone: vùng mào đỉnh (crest) (C)
Vùng C xấp xỉ 1–1,5 mm nằm ngay trên bệ implant. Thiết kế abutment ở vùng này phải phẳng hoặc hơi lõm để tránh áp lực lên các mô cứng nằm liền kề với phục hình. Kích thước theo chiều đứng của vùng C có thể thay đổi tùy thuộc vào độ sâu của implant. Lưu ý rằng mô liên kết trên mào đỉnh nằm trong vùng này, và do đó chu vi PH tạm nên tránh lồi quá mức để duy trì tính toàn vẹn cho các mô này và ngăn chặn quá trình tái cấu trúc xương. Galindo Moreno đã mô tả ảnh hưởng của khoảng từ kết nối implant đến vùng lồi trên cùng của abutment. Thiết kế implant, chiều rộng và chiều sâu của nó thay đổi kích thước của vùng này, khiến vùng này trở thành vùng có sự thay đổi nhiều nhất.
3 | THIẾT KẾ IMPLANT VÀ CÁC VÙNG EBC
Thiết kế và độ sâu của implant có thể ảnh hưởng đến thiết kế của các vùng EBC đặc biệt là vùng C, vì một số thiết kế implant có thể đã tích hợp vùng này (Figure 3).
TABLE 1 Các vùng của EBC và các đặc tính liên quan giữa nha chu-phục hình
|
Chức năng |
Thiết kế |
Mô liên
quan |
Mô học |
Kích thước |
ZONE E |
Thẩm
mỹ |
Lồi
để nâng đỡ nướu viền |
Biểu
mô khe nướu |
Biểu
mô vảy phân tầng |
1 mm |
ZONE B |
Vùng
giới hạn sinh học |
Tùy
thuộc vào vị trí implant và độ dày mô mềm |
Biểu
mô kết nối |
Biểu
mô không sừng hóa |
1–2 mm |
ZONE C |
Ổn
định mào đỉnh xương |
Phẳng |
Mô
liên kết |
Mô
liên kết |
1–1.5 mm |
FIGURE 2 Các vùng EBC: E.Biểu mô khe nướu; B. Biểu mô kết nối; C.Mô liên kết
FIGURE 3 Sơ đồ mô tả mối liên quan giữa thiết kế và vị trí implant, và sự ảnh hưởng lên các vùng EBC
3.1 | Implant có bệ chuyển (Platform-switching)
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Tags
Implant