Q: Tôi vẫn còn băn khoăn trong việc sử dụng loại vật liệu trám lót/nền dưới phục hồi (cả trực tiếp và gián tiếp). Một số tác giả đề xuất sử dụng flowable composites (composite lỏng) làm lớp lót bên dưới phục hồi trực tiếp composite . Tuy nhiên, một số khác ủng hộ resin-modified glass ionomer (RMGI), canxi hydroxit và những các vật liệu tái tạo mới. Vậy đâu là loại vật liệu tốt nhất hiện nay để sử dụng trám lót/nền khi cần?
A: Có
nhiều sự lựa chọn vật liệu cho trám lót/nền, và điều thú vị là hầu hết chúng
đều hoạt động tốt nếu được trám đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, các nha sĩ nói với
tôi rằng bệnh nhân phàn nàn về tình trạng ê buốt sau khi điều trị liên quan cả
PH gián tiếp và trực tiếp, với cả sứ, vật liệu gốc resin và amalgam
Có nhiều lý do khác nhau để trám lót/ nền cho các phục hồi (PH) trực tiếp và gián tiếp. Trong số đó có:
• Phòng ngừa ê buốt sau điều trị
• Che tủy lộ nhỏ
• Kích thích sự hình thành lớp ngà thứ cấp bên dưới phục hồi (che tủy gián tiếp) Độ chảy lỏng của composite lỏng đi vào các vùng lẹm của xoang trám khi trám composite trực tiếp, đặc biệt xoang II.
• Phòng ngừa ê buốt sau điều trị
• Che tủy lộ nhỏ
• Kích thích sự hình thành lớp ngà thứ cấp bên dưới phục hồi (che tủy gián tiếp) Độ chảy lỏng của composite lỏng đi vào các vùng lẹm của xoang trám khi trám composite trực tiếp, đặc biệt xoang II.
Như với bất kỳ quy trình lâm sàng nào, sẽ có nhiều kỹ thuật được áp dụng. Nếu bạn hài lòng với kết quả lâm sàng dựa trên các kỹ thuật trám lót/ nền mà bạn đang sử dụng, tôi khuyên bạn không nên thay đổi. Mặt khác, nếu bạn đang gặp khó khăn và thất bại với kỹ thuật hiện tại của mình, tôi có một số đề xuất.
Các vật liệu phổ biến nhất hiện nay được sử dụng cho trám lót/ nền là:
Các vật liệu phổ biến nhất hiện nay được sử dụng cho trám lót/ nền là:
- Resin-modified glass ionomer (như 3M ESPE Vitrebond Plus, GC Fuji Lining Cement LC, và South- ern Dental Industries Riva).
- Flowable composite (composite lỏng) (như GC America G-aenial, Shofu Beautifil Flow Plus…)
- Calcium hydroxide (như Dentsply Caulk Dycal and Kerr Life).
- Các loại Bonding (như Kuraray Clearfil SE Protect Bond, 3M ESPE Scotchbond Universal, Kerr OptiBond XTR…).
- Chất vô cơ (như Dentsply Caulk MTA, Bisco TheraCal…).
- Các loại Bonding (như Kuraray Clearfil SE Protect Bond, 3M ESPE Scotchbond Universal, Kerr OptiBond XTR…).
- Chất vô cơ (như Dentsply Caulk MTA, Bisco TheraCal…).
Mỗi loại vật liệu đều có một số người ủng hộ và tất cả đều đã báo cáo thành công. Trong câu trả lời của tôi, tôi sẽ cho bạn biết lựa chọn của tôi cho vật liệu trám lót/nền, chủ yếu là bên dưới các PH composite trực tiếp, kỹ thuật được tôi sử dụng và logic đằng sau lý do tại sao tôi thích chọn. Composite lỏng và RMGI sẽ được nhấn mạnh.
SO SÁNH GIỮA RMGI VÀ COMPOSITE LỎNG
Hầu
hết các
loại
composite
lỏng đều
chứa các thành phần hóa học và hạt độn tương tự như các loại
nhựa composite đặc; chỉ có khác biệt
là tỷ lệ thành phần resin nhiều hơn so với hạt độn. Các thành phần hóa học trong composite lỏng, ngoại trừ hạt
độn trơ, có thể gây kích ứng cho tủy
răng. Việc bịt kín các ống ngà phải được
thực hiện trước khi đặt composite
lỏng làm lớp nền hoặc lớp
lót. Nếu làm tốt giai đoạn
bonding, lớp lót/ nền này
sẽ hoạt động tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng quá trình giải mẫn cảm
(desensitization) của răng có
liên quan đến việc bịt các ống ngà là giai đoạn bonding chứ không
phải composite lỏng. Nếu không làm tốt
việc bịt kín các ống ngà, tình trạng ê buốt sau khi điều trị sẽ có thể xảy ra.
Những lợi thế khi sử dụng composite làm lớp lót/ nền bao gồm:
• Rất dễ sử dụng.
• Tương đồng màu sắc với răng thật.
• Rất dễ sử dụng.
• Tương đồng màu sắc với răng thật.
• Dễ lấp đầy các vùng lẹm nhờ đặc tính chảy lỏng
Tuy
nhiên, composite lỏng không
chứa fluoride, nên khả năng
ngăn ngừa sâu răng tái phát bị hạn chế, và nó có thể gây kích
ứng tủy nếu như giai đoạn bonding bịt kín các ống ngà không
được làm tốt
RMGI có một số ưu điểm sau:
• Liên kết với ngà răng bằng liên kết hóa học chelat hóa và khồng cần dùng bonding trước khi đặt RMGI.
• Khả năng phóng thích ion flouride, giúp phòng ngừa sâu răng tái phát Tương đối dễ sử dụng
• Liên kết với ngà răng bằng liên kết hóa học chelat hóa và khồng cần dùng bonding trước khi đặt RMGI.
• Khả năng phóng thích ion flouride, giúp phòng ngừa sâu răng tái phát Tương đối dễ sử dụng
Hạn
chế của RMGI khi được sử dụng làm lớp lót/nền:
• Thời gian đông cứng hoàn toàn mất vài giờ
• Không có khả năng chịu lực tốt.
• Màu không giống răng thật.
• Không có khả năng chịu lực tốt.
• Màu không giống răng thật.
• Thao tác trám đôi lúc khó hơn so với composite lỏng
Khi
thăm dò ý kiến các nha sĩ, tôi kết luận rằng có tỷ lệ tương đồng các nha sĩ sử
dụng RMGI và composite lỏng là vật liệu trám lót/nền, và một số sử dụng cả hai.
Rõ ràng, cả hai loại vật liệu đều hoạt động tốt khi được sử dụng đúng cách.
Dưới đây là kỹ thuật tôi ưa thích sử dụng
TRÁM LÓT/ NỀN VỚI RMGI
Kỹ
thuật sau đây đặt RMGI làm lớp lót/nền cho PH composite trực tiếp sử dụng self
etch bonding (tự soi mòn). Việc sử dụng total-etch (soi mòn cả men, ngà) hoặc
selective-etch (chỉ soi mòn men) sẽ hơi khác nhau. Bất kỳ kỹ thuật etch nào
trong ba kỹ thuật trên cũng đều hoạt động tốt nếu được thực hiện đúng cách.
1. Tạo xoang với hình dạng tối ưu.
2. Loại bỏ hoàn toàn sâu răng, lớp ngà bị sâu, mùn ngà.
3. Bôi dung dịch glutaraldehyde (như Heraeus Kulzer Gluma, Danville MicroPrime, Clinician’s Choice G5, Centrix Glu/Sense…) trong 1-2 phút, không cần rửa. Không để glutaraldehyde dính vào mô mềm. Lưu ý, việc sử dụng glutaraldehyde KHÔNG ảnh hưởng gì đến giai đoạn bonding sau đó. Các nghiên cứu gần đây của CR ghi nhận dung dịch glutaraldehyde không những không gây ảnh hưởng đến khả năng dán (bonding) mà còn giúp cải thiện độ bền dán.
4. Đặt RMGI vào vùng sâu nhất của xoang trám, không phải ở viền. Đặt một lớp >=0,5mm. Chiếu đèn.
5. Bôi self-etch bonding. Các loại bonding trình bày trong bài viết này đề đã được chứng minh là có kết quả tốt trên ngà và men mà không cần total etching. Mặc dù total etch cũng cho kết quả tốt, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nó tạo ra nguy cơ ê buốt sau điều trị cao hơn so với kỹ thuật self-etch.
6. Trám composite từng lớp, lớp sâu nhất dày khoảng 0,5mm, sau đó tăng lên 1mm và 2mm ở các lớp tiếp theo. Nghiên cứu của Clinicians Report chỉ ra rằng hầu hết các loại đèn trám không thể trùng hợp đến độ sâu 7mm.
4. Đặt RMGI vào vùng sâu nhất của xoang trám, không phải ở viền. Đặt một lớp >=0,5mm. Chiếu đèn.
5. Bôi self-etch bonding. Các loại bonding trình bày trong bài viết này đề đã được chứng minh là có kết quả tốt trên ngà và men mà không cần total etching. Mặc dù total etch cũng cho kết quả tốt, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nó tạo ra nguy cơ ê buốt sau điều trị cao hơn so với kỹ thuật self-etch.
6. Trám composite từng lớp, lớp sâu nhất dày khoảng 0,5mm, sau đó tăng lên 1mm và 2mm ở các lớp tiếp theo. Nghiên cứu của Clinicians Report chỉ ra rằng hầu hết các loại đèn trám không thể trùng hợp đến độ sâu 7mm.
7. Hoàn tất và đánh bóng PH
SỬA SOẠN XOANG CHO ONLAY/INLAY
Trong quá trình tạo xoang
cho PH gián tiếp onlay/inlay, kỹ thuật trám lót/nền tương tự như với PH trực
tiếp đã được mô tả ở trên. Sau khi hoàn tất tạo xoang, tiến haanh2 lấy dấu
(bằng cao su hoặc máy scan trong miệng). Tại thời điểm gắn kết thúc, bôi dung dịch
glutaraldehyde lại một lần nữa trước khi etch, bonding, và gắn PH.
KẾT LUẬN
Để tóm tắt ngắn gọn câu trả lời của tôi, tôi tin rằng việc
sử dụng RMGI có nhiều ưu điểm
và đã được chứng minh có hiệu quả cao
khi được sử dụng làm lớp lót hoặc lớp nền ở các xoang sâu, cho cả PH trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên,
luôn có những vật liệu mới xuất hiện
trên thị trường, và nhiệm vụ cảu
chúng ta là phải cập
nhật, tìm hiểu để sử dụng chúng một cách hiệu quả trên lâm sàng
https://drive.google.com/file/d/1_EFUjVT0hvM6-rcbUQLn0ikz3LirA1G_/view?usp=sharing
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Tags
Phục hồi