Sửa soạn mặt dán sứ - khi ít là nhiều

Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ các loại vật liệu nha khoa, kỹ thuật sửa soạn mặt dán sứ (veneer sứ) cũng đã có sự thay đổi từ mài nhiều đến veneer sứ mài tối thiểu hoặc không mài. Ngày nay, chúng ta đang tiến tới nha khoa xâm lấn tối thiểu với triết lý ít là nhiều. Mài răng ít hơn đồng nghĩa vớ việc tăng độ bền dán và tăng tuổi thọ phục hồi. Điều cần phải được xem xét khi sửa soạn xâm lấn tối thiểu đó là đôi khi kích thước/ chu vi sau cùng của veneer sẽ có đôi chút biến đổi.
Điều này khá phổ biến trong các trường hợp răng liên quan bị lệch lạc hoặc mất cấu trúc do mòn răng (soi mòn, mài mòn…). Mục đích của bài báo này là trình bày quy trình từng bước sửa soạn mặt dán sứ xâm lấn tối thiểu, được gọi là kỹ thuật mock-up hướng dẫn (mock-up driven). Kỹ thuật này có tính đến chu vi sau cùng mong muốn cho veneer, và dẫn đến việc sửa soạn ít xâm lấn hơn đáng kể

Giới Thiệu

Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ các loại vật liệu nha khoa, kỹ thuật sửa soạn mặt dán sứ (veneer sứ) cũng đã có sự thay đổi từ mài nhiều đến veneer sứ mài tối thiểu hoặc không mài. Phân loại hiện đại nhất hiện nay tính đến số lượng men có sẵn và số lượng ngà răng lộ ra:

Loại I - không mài hoặc mài tối thiểu duy trì khoảng 95% lớp men;
Loại II - mài xâm lấn tối thiểu đến 0,5 mm và duy trì khoảng 80% lớp men; 
Loại III - mài bảo tồn từ 0,5 đến 1,0 mm và duy trì khoảng 50% - 80% lớp men;
Loại IV - mài thông thường hơn 50% lớp men.1 Ngày nay, chúng ta đang tiến tới nha khoa xâm lấn tối thiểu với triết lý ít hơn là nhiều hơn. Mài răng ít hơn đồng nghĩa với tăng độ bền dán và tăng tuổi thọ PH trên lâm sàng. Trong một nghiên cứu kéo dài với thời gian theo dõi 12 năm, các veneer sứ được gắn trên men răng cho thấy tuổi thọ lâm sàng cao hơn đáng kể so với những veneer gắn trên ngà răng, với tỷ lệ thành công lần lượt là 98,7% và 68,1%. Việc mài sâu đến lớp ngà làm tăng nguy cơ bị vi kẽ và gãy vỡ liên kết dán. Liên kết cơ học với men răng tạo ra liên kết dán bền vững hơn so với ngà răng. Ngoài ra, độ chịu lực của răng/sứ có thể bị ảnh hưởng vì so với men, lớp ngà không tạo được sự cứng vững cho phục hồi do mô-đun đàn hồi của nó thấp hơn nhiều so với sứ.
Trong những năm gần đây, các kỹ thuật trong labo đã phát triển để chế tác veneers sứ siêu mỏng (Fig 1), điều này đã dẫn đến khái niệm veneer sứ không mài trở nên phổ biến hơn. Phương pháp veneer sứ không mài dễ dàng hơn về mặt kỹ thuật, không yêu cầu phục hình tạm và có thể lấy dấu mà không cần tách nướu. Tuy nhiên, kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, cần phải mài ĐHT mỏng ở vùng cổ răng và mặt bên. Điều này rất quan trọng vì nó chỉ rõ cho kỹ thuật viên lab ranh giới của veneer, tránh tình trạng dư ĐHT không mong muốn, đồng thời đảm bảo ĐHT đều và đạt sự chuyển tiếp tự nhiên giữa mô răng và phục hồi (Figs 2 - 3).

Fig 1 Veneer sứ siêu mỏng chỉ dày 0.3mm. Mài răng ít hơn đồng nghĩa với tăng độ bền dán và tăng tuổi thọ PH trên lâm sàng.

Fig 2 Phương pháp veneer sứ không mài dễ dàng hơn về mặt kỹ thuật, không yêu cầu phục hình tạm và có thể lấy dấu mà không cần tách nướu. Tuy nhiên, có nguy cơ dư đường hoàn tất (ĐHT)

Fig 3 Mài sửa soạn rất quan trọng vì nó sẽ cho phép kỹ thuật viên lab thấy rõ ranh giới của veneer, dẫn đến ĐHT tự nhiên hơn và đạt sự chuyển tiếp tốt giữa mô răng và phục hồi.

Tại sao phải sửa soạn trên mock-up?

Mục tiêu chính của quá trình sửa soạn là tạo đủ không gian cho vật liệu phục hồi để đạt tính thẩm mỹ và khả năng kháng gãy khi thực hiện chức năng. Đối với veneers sứ, độ dày yêu cầu tối thiểu là khoảng 0,3 - 0,5mm ở mặt ngoài và 1,5 mm ở cạnh cắn. Trong kỹ thuật sửa soạn cổ điển, việc mài giảm như vậy được thực hiện trực tiếp trên răng. Lưu ý: Nếu có ý định tăng chiều cao cạnh cắn thêm 1,5 mm, thì khoảng trống cần thiết cho vật liệu phục hồi đã có sẵn và do đó không cần thiết phải mài cạnh cắn của răng tự nhiên.
Điều cần phải được xem xét khi sửa soạn xâm lấn tối thiểu đó là đôi khi chu vi sau cùng của veneer sẽ có đôi chút biến đổi. Điều này khá phổ biến trong các trường hợp răng liên quan bị lệch lạc hoặc mất cấu trúc do mòn răng (soi mòn, mài mòn…). Nếu không lên kế hoạch cho ĐHT của veneer trước khi bắt đầu điều trị, việc mài mô răng không cần thiết có thể xảy ra. Vì vậy, bước đầu tiên là thực hiện một mẫu sáp (wax-up) chẩn đoán trên mẫu hàm, thể hiện chu vi sau cùng của veneer (Fig 4). Mock-up là mẫu wax-up trong miệng (trên răng BN) và mô phỏng chu vi sau cùng của răng sau khi điều trị (Figs 5 - 7).

Fig 4 Mẫu wax-up và máng silicone (dấu của wax-up).

Fig 5 Cho vật liệu bis-acryl resin vào máng silicone để làm mock-up.

Fig 6 Đặt lên răng. Sau 2 phút, có thể lấy bớt phần vật liệu dư. Gỡ máng silicone sau khi vật liệu đông cứng.

Fig 7 (a) Hình ảnh ban đầu trước điều trị. (b) Mẫu mock-up trên miệng. (c) Sau điều trị với 8 veneer sứ lithium disilicate
Trong kỹ thuật dựa trên mock-up, quá trình sửa soạn sẽ được thực hiện trên mock-up như thể đó là một chiếc răng tự nhiên (Fig 8). Kỹ thuật này giúp xâm lấn tối tối thiểu, vì quy trình sửa soạn dựa theo chu vi sau cùng của veneer. Ví dụ, nếu có kế hoạch tăng cạnh cắn thêm 1,5 mm trên mẫu wax-up, thì mức tăng tăng này sẽ được thể hiện trên lâm sàng thông qua mock-up. Như vậy, sau khi mài giảm 1,5 mm cạnh cắn trên mock-up, men răng sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Trong một ví dụ khác, nếu mức tăng cạnh cắn theo kế hoạch là 1,0 mm, thì độ mài giảm men thực tế sẽ chỉ là 0,5 mm (1mm đã mài trên cạnh cắn của mock-up)
Đối với mặt ngoài, mài giảm 0,3 mm sẽ bao gồm 0,2mm trên mock-up và chỉ 0,1mm trên lớp men. Khi độ dày của lớp men mặt ngoài chỉ từ 0,4 đến 1,3 mm, cần hạn chế mài lớp men, để đảm bảo độ bền dán và tuổi thọ phục hồi. Tùy thuộc vào chu vi/ kích thước của phục hồi sau cùng (thể hiện trên mock-up), mà sau khi sửa soạn xong, đôi khi một số vị trí có thể chưa mài đến lớp men. Một hạn chế của kỹ thuật này là không thể đặt máng silicon vào khi có một hoặc vài răng bị lệch lạc, chẳng hạn các răng bị lệch ngoài. Trong các tình huống như vậy, việc chỉnh nha trước có thể giúp hạn chế mài nhiều mô răng hoặc có thể mài sơ khởi những răng này trước, để có thể đặt dấu silicon vào một cách thụ động để làm mock-up

Quy trình lâm sàng

Mức mài giảm mặt ngoài tối thiểu phải là 0,3mm, do nếu ít hơn sẽ rất khó chế tác được veneer sứ mỏng hơn 0.3mm. Với độ dày này, có thể thay đổi một tông màu, ví dụ: từ A2 sang A1. Muốn thay đổi được nhiều tông màu hơn đòi hỏi phải mài nhiều mô răng hơn. Ở cạnh cắn, cần có độ dày xấp xỉ 1,5 mm để tạo lại rìa cắn với các đặc điểm tự nhiên. Sử dụng mũi khoan kim cương có rãnh hương dẫn độ sâu để sửa soạn chính xác, theo các bước sau:

1. Làm mock-up bis-acryl resin trên miệng
2. Tạo một rãnh định hướng ở vùng cổ với mũi kim cương đầu tròn (Kom- et 801.314.014)
Phải đặt mũi khoan ngiêng nghiêng 45 độ, để chỉ khoảng 1/4 đường kính đầu mũi khoan làm việc. Mục đích của bước này là mài tạo sơ khởi đường hoàn tất (ĐHT) (Fig 9).
3. Tạo các rãnh hướng dẫn trên mặt ngoài với mũi khoan đánh dấu độ sâu (Komet 834.314.016). Các rãnh phải có độ sâu xấp xỉ 0,3 mm (Fig 10). Tạo các rãnh theo 3 bình diện (1/3 nướu, 1/3 giữa và 1/3 cạnh cắn) Trong trường hợp răng bị đổi màu, (cần thay đổi tông màu trên veneer sứ) nên tạo các rãnh sâu hơn, khoảng 0,5 mm (Komet 834.314.021).

Fig 8 Kỹ thuật sửa soạn trên mock-up. Lớp men (xanh dương) và lớp mock-up bis-acryl resin (xanh lá). Nếu có kế hoạch tăng cạnh cắn thêm 1,5 mm trên mẫu wax-up, thì mức tăng tăng này sẽ được thể hiện trên lâm sàng thông qua mock-up. Như vậy, sau khi mài giảm 1,5 mm rìa cắn trên mock-up, men răng sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Đối với mặt ngoài, mài giảm 0,3 mm sẽ bao gồm 0,2mm trên mock-up và chỉ 0,1mm trên lớp men.

Fig 9 Tạo rãnh ở cổ răng bằng mũi đầu tròn đặt nghiêng 45 độ.

Fig 10 Tạo các rãnh hướng dẫn độ sâu theo 3 bình diện mặt ngoài.

Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Previous Post Next Post