Mão răng đơn lẻ răng cửa giữa hàm trên


Abstract: Thẩm mỹ vùng răng thẩm mỹ là vấn đề của nhiều bệnh nhân. Nha khoa hiện đại cung cấp nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho các thách thức thẩm mỹ ở vùng răng trước, như tẩy trắng răng, phục hồi (PH) composite trực tiếp, veneers sứ hoặc mão răng toàn sứ, tùy thuộc vào đặc điểm và mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết răng hoặc sâu răng. Bài báo này trình bày một trường hợp lâm sàng quy trình sửa soạn và PH mão sứ thủy tinh răng cửa giữa hàm trên.
CPD/Clinical Relevance: Để đạt được thành công các mão răng trước, cần có sự chính xác và đảm bảo chức năng nhưng cũng phải thích ứng thẩm mỹ tốt với các cấu trúc nha khoa lân cận.
Sự toàn vẹn của răng trước là điều rất quan trọng đối với hầu hết bệnh nhân. Ngoài khía cạnh chức năng, các vấn đề thẩm mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Bất kỳ khiếm khuyết nào của những răng này, chẳng hạn như sâu răng, sứt mẻ hoặc gãy, đổi màu, bất thường về hình dạng… đều có thể ảnh hưởng đến BN. Nếu có nhu cầu phục hồi rất đã mất, có thể lựa chọn cầu răng cố định 3 đơn vị truyền thống hoặc cấy ghép implant.
Trong trường hợp răng cửa giữa HT nói riêng, PH có thể chỉ đạt được thẩm mỹ và chức năng khi thực hiện nhiều loại điều trị bổ sung, chẳng hạn như phải ghép xương để phục hồi tình trạng mô cứng và mô mềm. Vì vậy, nha sĩ nên tính đến tất cả các khía cạnh điều trị, trong đó hướng đến bảo tồn răng tự nhiên.
Ngày nay, bệnh nhân đòi hỏi cao ở khía cạnh thẩm mỹ và các loại PH không kim loại thay thế cho các phương pháp truyền thống. Phục hình toàn sứ đã trở nên phổ biến trong 30 năm qua vì một số lý do, đặc biệt là đặc tính quang học, thẩm mỹ, khả năng chống mài mòn, ổn định màu sắc, độ trơ hóa học, tính tương hợp sinh học và tăng cường độ bền cấu trúc răng còn lại trong các PH dán.
Nhiều hệ thống toàn sứ đã được giới thiệu trong những năm gần đây, có thể phân loại theo thành phần vật liệu cấu tạo nên sứ (Bảng 1), quy trình chế tạo, hay chỉ định trên lâm sàng. Các hệ thống toàn sứ bao gồm một loạt các chỉ định (veneers, inlay/onlay, mão bán phần, mão toàn phần, cầu răng, abutment, implant) và được sử dụng thường xuyên trong nha khoa.
 
Với PH đơn lẻ, lithium-disilicate (LS2), sứ thủy tinh là vật liệu được nhiều bác sĩ nha khoa lựa chọn vì độ bền cơ học tốt (IPS e.max Press: 470 MPa), các đặc tính thẩm mỹ tuyệt vời và tính linh hoạt trên lâm sàng. Sứ thủy tinh có thể được sử dụng ở dạng nguyên khối, khi yêu cầu độ bền tối đa (ví dụ để nâng kích thước dọc, mặt nhai các răng sau, mão răng sau), hoặc nhiều lớp (sứ ép LS2, lớp ngoài là veneer sứ bổ sung) khi tính thẩm mỹ là quan trọng nhất. Mão LS2- đơn chiếc chứng tỏ tuổi thọ tuyệt vời cho các răng trước và răng sau, tương đương với tuổi thọ mão sứ kim loại
Báo cáo lâm sàng này trình bày một trường hợp PH mão sứ thủy tinh trên răng cửa giữa hàm trên

Ca lâm sàng
BN nữ 22 tuổi có răng 21 bị đổi màu (Fig1), (Fig 2a-c), Fig (3a-b). Răng 21 đã từng điều trị nội nha trước đó. Sau khi được tư vấn các phương pháp điều trị và chi phí đi kèm, bệnh nhân quyết định chọn mão sứ thủy tinh (gắn bằng cement dán resin), bởi vì liệu pháp tẩy trắng trước đó không mang lại kết quả làm trắng như mong muốn. Không xem xét lựa chon veneer sứ vì răng đã có miếng trám composite lớn, làm giảm đáng kể độ cứng của răng.
PH toàn sứ có được độ bền nhờ đặc tính cơ học ổn định của vật liệu sứ. Hơn nữa, độ bền còn phục thuộc vào dạng hình học của PH, vì vậy hình dạng của xoang hay cùi răng rất quan trọng Nguyên tắc cơ bản của quá trình tạo xoang/ mài cùi cho PH toàn sứ là tránh tạo ra ứng suất lực (stress) trong sứ và tải lực chủ yếu ở chế độ nén nhờ hình dạng xoang/cùi thích hợp. Độ bền phụ thuộc vào kích thước, thành phần, hình dạng và đặc tính bề mặt của sứ
Phương pháp gắn bằng cement dán resin, trái ngược hoàn toàn với cement thông thường. Điều này tác động tích cực đến độ bền tổng thể của PH, đặc biệt đối với sứ thủy tinh, loại vật liệu dễ bị vỡ và sứt mẻ hơn so với zirconia. Sứ có độ chịu lực dưới 350 MPa không được chỉ định khi gắn bằng cement thông thường. Trong số đó có sứ trường thạch và sứ thủy tinh gia cường leucite phải được gắn bằng cement resin.
Liên kết dán giữa sứ và men/ ngà có thể tăng độ bền vì mặt trong của PH sứ không còn đóng vai trò như một đường ranh giới cơ học (các vết nứt gãy có thể bắt nguồn từ vị trí này).
Các bước sau đây trình bày các bước mài cùi cho mão sứ thủy tinh (Figure 4 a−t).Cùi răng cần đảm bảo hình thể lưu giữ và kháng lực:
- Chiều cao cùi răng ít nhất là 4mmn 
- Thành bên hội tụ 6-10 độn 
- ĐHT: Bờ cong 1mmn 
- Mài giảm rìa cắn/mặt nhai 1.5-2mm (với mão full lithium disilicate: ít nhất 1mm); 
- Mài các thành trục 1.2−1.5 mm;
- Bo tròn các góc, cạnh; 
- Đánh bóng bề mặt cùi răng
 
Hình thể cùi răng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của PH. Bước đầu tiên, cần cắt mặt bên (Hình 4a-d). Dùng mũi kim cương đầu tròn đánh dấu ĐHT ngang viền nướu (Hình 4e)
Sau đó, tạo rãnh hướng dẫn mài mặt ngoài, lưu ý độ cong từ cổ răng đến rìa cắn (Hình 4f-g). Tiếp đến, mài nhẹ mặt bên (Hình 4h). Trước khi đặt ĐHT mặt ngoài dưới nướu 0.5mm, cần nhét chỉ co nướu (Hình 4 i-k). Đánh dấu các rãnh mặt ngoài để xác định rõ hơn phần cần mài thêm (Hình 4l) và tiến hành mài (Hình 4m) .
Trong bước tiếp theo, mài ĐHT mặt ngoài thêm 0,5mm ((Hình 4n) so với vị trí đã đánh dấu ngang nướu trước đó (Hình 4e) . Sau khi mài giảm rìa cắn (Hình 4 o, p), dùng mũi ngọn lửa mài mặt lưỡi (Hình 4q).
Đánh bóng và bo tròn các góc cạnh (Hình 4r). Hình 4s - t cho thấy cùi răng hoàn thành trước và sau khi lấy sợi chỉ co nướu; tác dụng tách nướu của chỉ co nướu thấy rõ.
Sau khi mài cùi hoàn tất (Hình 5). Kiểm tra trên khóa silicone (lấy từ mẫu wax-up) (Hình 6 a, b). Sau khi lấy dấu, tiến hành ghi dấu cắn và so màu. Làm PH tạm tại ghế (Hình 7a,b), sau đó làm mão tạm tại lab để gắn cho BN trong vài tuần
Tái khám sau 1 tuần, tháo PH tạm (nhựa), tình trạng rất tốt (Hình 9). Tiến hành gắn PH (sứ) làm trong lab. PH tạm hài hòa với các răng lân cận và nâng đỡ tốt cấu trúc xung quanh (Hình 11)
Tái khám sau 1 năm, tiến hành lấy dấu làm PH sau cùng mão sứ lithium- disilicate và hoàn thiện bằng sứ veneering mặt ngoài (Hình 12 a, b). Sau khi tháo PH tạm, làm sạch cùi răng (Hình 13), tiến hành thử sứ, kiểm tra màu sắc, độ khít sát, tiếp điểm…
Sau đó, tiến hành soi mòn lòng mão bằng acid HF trong 20s (Hình 14). Rửa sạch và thổi khô, tiến hành silane lòng mão (Hình 15) . Cùi răng được etching với axit photphoric 37% và bôi keo. Sau đó gắn mão bằng cement resin lưỡng trùng hợp (Hình 16 a − c), thẩm mỹ rất tốt (Hình 17 a − c).

Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Previous Post Next Post