Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số

 

Các đặc điểm của thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệng (IOS)

Quy trình thực hiện

Quy trình lấy dấu kỹ thuật số đối với các loại phục hình cố định (FPDs) về cơ bản là tương tự nhau. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu chi tiết trường hợp scan một mão toàn sứ. Sau khi mài cùi, tiến hành đặt 2 sợi chỉ co nướu trong khe nướu để thấy rõ đường hoàn tất (ĐHT) (Hình 1). Đợi khoảng 5 phút để nướu co lại, khe nướu mở rộng, tiến hành rửa sạch và thổi khô cùi răng để scan. Nếu loại máy scan cần dùng bột cản quang, thì tiến hành phun/bôi bột lên cùi răng (Fig 2). 

Sau đó, tiến hành lấy một sợi chỉ co nướu phía trên ra, và tiến hành phun bột lần nữa (với loại IOS cần bột cản quang). Tiếp đến, bắt đầu scan. Điều khiển máy scan để cho đầu scan có thể chụp ảnh cùi răng theo nhiều hướng khác nhau. Các hình ảnh 2D được chụp từ nhiều góc độ khác nhau là rất quan trọng để dựng được hình ảnh 3D chính xác cùi răng (Hình 3).

Hình ảnh 3D sẽ được hiển thị trên màn hình của hệ thống (Hình 4). Hệ điều hành sẽ phân tích các vùng quét bị thiếu hoặc không chính xác, và báo liệu bản scan này có đủ điều kiện để sử dụng hay yêu cầu scan lại. Sau khi scan cùi răng, tiến hành scan hàm đối theo quy trình tương tự (Hình 5). Cuối cùng, scan vị trí cắn khớp để ghi lại khớp cắn (Hình 6). File dữ liệu sẽ được gửi đến kỹ thuật viên để thực hiện quy trình CAD/CAM tại labo hoặc tại ghế.

Các đặc điểm khác nhau giữa lấy dấu kỹ thuật số và lấy dấu truyền thống

So với phương pháp lấy dấu thông thường, phương pháp lấy dấu kỹ thuật số (scan) có thể giúp tiết kiệm thời gian và các bước thực hiện cho nha sỹ và kỹ thuật viên. Các bước được lượt bỏ tại phòng nha bao gồm chọn khay, vật liệu lấy dấu, sắp xếp vật liệu, khử trùng vật liệu, đóng gói và gửi dấu. Các bước được lượt bỏ tại lab bao gồm đổ thạch cao, cưa đai, cắt tỉa, lên giá khớp và scan mẫu. Lee và Galluci đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả, độ khó và sở thích của các nha sĩ đối với lấy dấu kỹ thuật số trong miệng (iTero) và so sánh nó với kỹ thuật lấy dấu thông thường cho các phục hình đơn lẻ trên implant. Kết quả chỉ ra rằng tổng thời gian điều trị trung bình là 12’29 ”đối với kỹ thuật số và 24’42” đối với lấy dấu thông thường; thời gian scan lại / lấy dấu lại trung bình là 1’40 ”đối với kỹ thuật số và 6’58” đối với lấy dấu thông thường. Mặc dù tổng số lần scan lại (67) nhiều hơn so với số lần lấy dấu lại thông thường (21), nhưng nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể về tổng thời gian làm việc giữa hai phương pháp lấy dấu. Các nha sĩ được yêu cầu trả lời theo thang điểm VAS và bảng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá độ khó, mức độ ưa thích và mức độ thành thạo đối với cả hai kỹ thuật

Kết quả cho thấy mức độ khó của lấy dấu kỹ thuật số thấp hơn so với mức độ khó của lấy dấu thông thường. Kỹ thuật lấy dấu kỹ thuật số dễ chấp nhận hơn và dễ nắm bắt hơn. Nghiên cứu cho thấy, lấy dấu kỹ thuật số thể hiện sự vượt trội đáng kể về hiệu quả so với lấy dấu thông thường và lấy dấu kỹ thuật số tốn ít thời gian hơn để scan lại mặc dù tổng số lần scan lại là nhiều hơn. Sự khác biệt này là do chỉ những vùng bị thiếu hoặc không rõ được scan lại, trong khi với lấy dấu thông thường, phải lấy lại toàn bộ cung hàm.

Độ chính xác của dấu kỹ thuật số

Sự khít sát lòng mão và đường hoàn tất là những tiêu chí quan trọng để đạt được thành công cho phục hình. Dấu phải có độ chính xác cao để có thể đúc phục hình khít sát tốt. Syrek và cộng sự đã tiến hành một thí nghiệm in vivo để so sánh độ khít sát của mão zirconia đơn lẻ khi lấy dấu bằng kỹ thuật số trong miệng và lấy dấu bằng silicone thông thường.
Bốn mặt (mặt gần, xa, trong và ngoài) được đo lường. Khoảng hở ở đường hoàn tất trong nhóm lấy dấu kỹ thuật số trung bình là 50µm đối với mặt gần, 55µm đối với mặt xa, 53µm đối với mặt ngoài và 51µm đối với mặt trong. Trong khi ở nhóm lấy dấu thông thường, các giá trị này lần lượt là 69µm đối với mặt gần, 70µm đối với mặt xa, 74µm đối với mặt ngoài và 67µm đối với mặt trong.
Nghiên cứu kết luận rằng mão sứ đúc từ dấu kỹ thuật số có độ khít sát tốt hơn so với dấu thông thường, đường hoàn tất khít sát hơn, tiếp điểm mặt bên cũng tốt hơn. Kết quả này chủ yếu được giải thích bởi sự khác biệt về quy trình làm việc: trong nhóm lấy dấu thông thường, lấy dấu silicone và đổ mẫu thạch cao, trong khi ở nhóm kỹ thuật số, mão được thiết kế và sản xuất trực tiếp từ dữ liệu scan mà không qua mô hình trung gian. Ngoài ra, việc lấy dấu bằng silicone và đổ mẫu thạch cao có gặp phải các lỗi không thể tránh khỏi do sự biến dạng.
Ender và Mehl đã tiến hành một thí nghiệm in vitro scan toàn bộ cung hàm để đánh giá độ chính xác của dấu kỹ thuật số và dấu thông thường khi lấy dấu toàn hàm, họ đã xác định các giá trị là 30,9µm cho CEREC Bluecam, 60,1µm cho Lava C.O.S. và 61,3 µm cho dấu cao su thông thường. Các tác giả kết luận rằng độ chính xác của dấu kỹ thuật số tương tự như dấu thông thường, có khả năng là do phun phủ bột cản quang, áp dụng cho cả Lava C.O.S. và CEREC. Ngay cả khi các chương trình bên trong máy scan có khả năng tính đến các thuật toán bù trừ cho việc phun bột, song độ dày của bột vẫn khác nhau do các nha sĩ thực hiện khác nhau, làm giảm độ chính xác của dấu scan.

https://drive.google.com/file/d/1qj8iohwpV7HqXBkJoURSIGoFuzlzoe2s/view?usp=sharing


Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Previous Post Next Post