Khí cụ dây thằng (SWA) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970 bởi Lawrence Andrew với ý tưởng ban đầu là có một loại khí cụ cố định sẽ cho phép bác sĩ chỉnh nha đạt được “6 chìa khóa” của một khớp cắn thông thường trong hầu hết các trường hợp theo một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Mặc dù SWA đã 42 tuổi và đã trở thành khí cụ phổ biến nhất trong ba thập kỷ qua, song nhìn lại một số khái niệm ban đầu mà SWA đã được thiết kế và sự phát triển của nó theo thời gian, là cơ sở để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của loại khí cụ này, cũng như cơ chế điều trị.
THIẾT KẾ CỦA KHÍ CỤ DÂY THẲNG (SWA)
Một vài tính năng cần phải có của một khí cụ để được coi là SWA thực sự. Đầu tiên, mỗi mắc cài phải đặc trưng cho từng răng khác nhau thể hiện ở sự tích hợp độ nghiêng ngoài trong (torque), độ nghiêng gần/xa (tip) và độ dày đế mắc cài, đối với răng cối lớn mắc cài phải có độ lệch thích hợp. Thứ hai, torque và tip phải được tích hợp ở đế và rãnh của mắc cài. Những đặc điểm này rất quan trọng nhằm tạo sự thẳng hàng của điểm giữa rãnh mắc cài với điểm giữa đế mắc cài và điểm tham chiếu trên răng (điểm FA, điểm giữa của thân răng theo chiều nhai-nướu trên trục dài của răng) (Hình 1). Đây là cách duy nhất để các tính năng đã được tích hợp sẵn trong mắc cài có thể được chuyển đúng từ mắc cài sang răng. Thứ ba, đế mắc cài được thiết kế theo hình dạng của thân răng tương ứng. Điều này cho phép mắc cài tương thích với bề mặt lồi lõm của mỗi răng khác nhau, giúp gắn mắc cài dễ dàng hơn.
Mặc dù Andrew cho rằng khí cụ của ông có thể sử dụng cho hầu hết các trường hợp, song ở các trường hợp có nhổ răng, ông dựa trên cơ chế trượt răng bằng dây cung thép tròn không gỉ, điều nay khiến ông phát triển thêm một loạt mắc cài bổ sung với mức độ overcorrection khác nhau để giải quyết cho sự dịch chuyển răng không mong muốn xảy ra khi đóng khoảng. Ví dụ, khi di xa một răng nanh hàm trên (HT), thì răng này rất có thể sẽ nghiêng và xoay xa. Do đó, ông đã tăng thêm độ xoay và nghiêng gần cho mắc cài răng nanh. Sau đó, Andrew đã đưa ra một dòng các mắc cài overcorrection, mà ban đầu ông gọi là các ‘mắc cài nhổ răng’ và về sau gọi là ‘mắc cài di chuyển răng’. Hệ thống mắc cài của Andrews (chuẩn và di chuyển) ít phổ biến hơn dự kiến, một phần do cần một lượng lớn mắc cài để đáp ứng cơ chế điều trị của ông. Đầu những năm 1980, Ron Roth đã kết hợp một số giá trị trong lệnh của bộ mắc cài chuẩn Andrew với một số giá trị trong lệnh của bộ mắc cài di chuyển để tạo ra lệnh mắc cài Roth. Lệnh Roth đã trở thành lệnh dây thẳng phố biến nhất trên thế giới.
https://drive.google.com/file/d/1FBhDYpqiWHuEhjwCsvpEJmjp0975kca0/view?usp=sharing
Để truy cập toàn bộ bài viết, xin vui lòng xem thêm tại đây
Tags
Chỉnh Nha